Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ trang 7, 8, 9 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phương pháp kí hiệu thể hiện đối tượng địa lí. Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đối tượng, hiện tượng. Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố . Phương pháp chấm điểm khoanh vùng thể hiện đối tượng. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai. Ghép các ô bên trái với ô bên phải sa


1.1

Phương pháp kí hiệu thể hiện đối tượng địa lí

A. phân bố rải rác khắp nơi trong không gian.

B. phân bố độc lập

C. phân bố theo những điểm cụ thể hay tập trung trên một diện tích nhỏ mà không thể hiện được trên bản đồ theo tỉ lệ.

D. có sự di chuyển

Phương pháp giải:

Dựa vào đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu

Lời giải chi tiết:

Đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu:

+ Phân bố theo những điểm cụ thể: đỉnh núi, các mỏ,…

+ Tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ: nhà máy, điểm dân cư, trường học,…

=> Chọn đáp án C.



1.2

Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách

A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. đặt các điểm chấm vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó

D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình thức thể hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ

Lời giải chi tiết:

Hình thức thể hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ là dùng các biểu đồ khác nhau đặt vào lãnh thổ.

=> Chọn đáp án B.



1.3

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đối tượng, hiện tượng

A. có sự di chuyển.

B. phân bố theo những điểm cụ thể.

C. có ranh giới rõ rệt.

D. phân tán theo không gian.

Phương pháp giải:

Dựa và đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Lời giải chi tiết:

Đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu đường chuyển động là các đối tượng và hiện tượng có sự di chuyển.

=> chọn đáp án A


1.4

Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố 

A. thành từng vùng.

B. theo luồng di chuyển.

C. theo những điểm cụ thể.

D. phân tán lẻ tẻ

Phương pháp giải:

Dựa và đối tượng thể hiện của phương pháp chấm điểm.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ

=> Chọn đáp án D.


1.5

Phương pháp chấm điểm khoanh vùng thể hiện đối tượng 

A. phân bố theo vị trí cụ thể.

B. có sự di chuyển trong không gian.

C. phân bố theo vùng đồng đều trên khắp lãnh thổ.

D. phân bố theo vùng  nhưng không đồng đều trên khắp lãnh thổ.

Phương pháp giải:

Dựa và đối tượng thể hiện của phương pháp khoanh vùng.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp khoanh vùng biểu hiện đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

=> Chọn đáp án D.



Câu 2

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai.

a. Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua hình dạng của các kí hiệu

b. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển của đối tượng thông qua hướng của mũi tên.

c. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện số lượng của đối tượng thông qua vị trí đặt các biểu đồ

d. Phương pháp chấm điểm thể hiện số lượng của đối tượng thông qua số lượng các chấm điểm

 

Phương pháp giải:

- Đọc các câu a, b, c, d.

- Dựa vào kiến thức đã học về đối tượng, hình thức thể hiện các phương pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ để xác định câu nào đúng câu nào sai.


Lời giải chi tiết:

- Đáp án: a,c Sai; b,,d: Đúng

- Sửa: 

a, Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua kích thước của các kí hiệu.

c,  Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện số lượng của đối tượng thông qua kích thước của các biểu đồ.



Câu 3

Ghép các ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của các đối tượng địa lí để xác định đúng phương pháp thể hiện trên bản đồ

- Phương pháp kí hiệu: thể hiện các đối tượng

+ Phân bố theo những điểm cụ thể: đỉnh núi, các mỏ,…

+ Tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ: nhà máy, điểm dân cư, trường học,…

- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:  thể hiện các đối tượng và hiện tượng có sự di chuyển.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính).

- Phương pháp chấm điểm: thể hiện đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ.

- Phương pháp khoanh vùng: thể hiện các đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Lời giải chi tiết:

1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c, 5 – a, 6 - e.


Câu 8

Lập bảng để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (về đối tượng, hình thức, khả năng biểu hiện của phương pháp).

Phương pháp giải:

Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ gồm:

- Phương pháp kí hiệu;

- Phương pháp đường chuyển động;

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ;

- Phương pháp chấm điểm;

- Phương pháp khoanh vùng.

=> Đọc lại kiến thức các mục 1, 2, 3, 4, 5 SGK để lập bảng phân biệt các phương pháp trên về đối tượng, hình thức, khả năng biểu hiện của phương pháp).

Lời giải chi tiết:


Câu 5

Cho biết phương pháp đã được sử dụng để thể hiện diện tích rừng trên thế giới và sản lượng gỗ tròn của một số nước năm 2019 ở bản đồ hình 25.1 trang 74 SGK

 

Phương pháp giải:

- Quan sát bản đồ, đọc chú giải để xác định các đối tượng địa lí được thể hiện như thế nào trên bản đồ.

- Đối chiếu hình thức thể hiện của các phương pháp thể hiện trong bảng thống kê đã làm ở câu 4.

Lời giải chi tiết:

Diện tích rừng thể hiện bằng nền màu xanh và có sự phân bố theo vùng nhưng không đều trên khắp thế giới => phương pháp khoanh vùng.

- Sản lượng gỗ tròn được thể hiện bằng các biểu đồ cột đơn => phương pháp bản đồ - biểu đồ.



Câu 6

Tại sao trên bản đồ hình 2.2 SGK, gió Tây khô nóng lại có màu đỏ và kích thước nhỏ hơn các loại gió khác.


Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn gốc, thời gian hoạt động và tác động của gió Tây khô nóng để giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Gió Tây khô nóng là gió thổi vào mùa hạ ở nước ta, có cùng nguồn gốc với gió mùa tây nam nửa đầu mùa hạ thổi từ vịnh Bengan. Gió được thể hiện màu đỏ để thể hiện được nguồn gốc và thời gian hoạt động, tính chất, giúp dễ dàng phân biệt với gió mùa mùa đông.

- Song, gió được thể hiện bởi kích thước nhỏ hơn cho thấy được phạm vi tác động của nó. Đồng thời, chúng ta có thể hiểu được gió này có nguồn gốc là gió mùa hạ, khi thổi đến khu vực Đông Trường Sơn do tác động của địa hình nên bị biến tính, trở nên khô nóng tạo ra sự phân hóa về khí hậu giữa khu vực Đông Trường Sơn với các vùng khí hậu khác ở nước ta.



Câu 7

Nếu nhận  được đề nghị công tác làm bản đồ dân cư cho huyện nơi em sống, em sẽ tư vấn chọn phương pháp và hướng dẫn cụ thể như thế nào để thể hiện các nội dung sau đây:

- Mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện.

- Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính của các xã, thị trấn trong huyện.

- Phân bố dân cư trong huyện.

- Các thị trấn, thị tứ.

- Các yếu tố khác: sông, đường giao thông, địa giới huyện và địa giới xã – thị trấn.


Phương pháp giải:

- Đọc lại đối tượng và hình thức thể hiện của các phương pháp thể hiện đã học, ngoài ra đọc một số phương pháp biểu hiện khác như phương pháp đồ giải.

- Dựa vào các nội dung thể hiện để xác định phương pháp phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện: đây là đối tượng giới hạn mỗi đơn vị lãnh thổ hoặc các đơn vị hành chính phản ánh thông qua số liệu là mật độ dân số (số người nói chung trên 1 km2, tổng số dân trên tổng diện tích) => Phương pháp đồ giải với các thang bậc thể hiện khoảng mật độ dân số các xã và thị trấn trong huyện. Mỗi thang tương ứng với một màu nền.

(Phương pháp đồ giải thể hiện giá trị tương đối, chỉ tiêu trung bình của một đối tượng, hiện tượng trong giới hạn lãnh thổ, đơn vị hành chính: ví dụ như mật độ dân số (người/km2), tỉ lệ diện tích rừng trên diện tích tỉnh (%)...)

(ví dụ về thể hiện mật độ dân số (MDDS) tỉnh Kon Tum)