Bài 17: Vùng Tây Nguyên SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng về quốc phòng an ninh và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống với bản sắc văn hoá đa dạng, đặc sắc. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế gì? Ngành kinh tế nào là ngành thế mạnh của vùng?
Mở đầu
Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng về quốc phòng an ninh và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống với bản sắc văn hoá đa dạng, đặc sắc. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế gì? Ngành kinh tế nào là ngành thế mạnh của vùng?
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu qua sách, báo và internet về Tây Nguyên
- Chỉ ra những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên; Ngành kinh tế thế mạnh của vùng.
Lời giải chi tiết:
- Thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên:
+ Địa hình và đất: Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng với đất bazan màu mỡ thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp
+ Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm giúp phát triển các loại cây công nghiệp
+ Sông ngòi: Là khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông nên có tiềm năng thủy điện lớn
+ Rừng: gần 3 triệu ha giúp phát triển lâm nghiệp
+ Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn giúp phát triển công nghiệp
- Hạn chế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên:
+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng
+ Nạn chặt phá rừng quá mức, nạn săn bắt động vật hoang dã
- Ngành kinh tế thế mạnh của vùng là: kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản
? mục 1
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 17.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ thông tin mục 1,Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ và hình 17.1 (SGK trang 187).
- Chỉ ra đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên
Lời giải chi tiết:
- Vùng Tây Nguyên có tổng diện tích hơn 54 nghìn km, chiếm 16,5% diện tích cả nước
- Vùng Tây Nguyên giáp với Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và hai nước Lào và Cam-pu-chia; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh
- Vùng có nhiều thuận lợi trong giao thương với các vùng trong nước và đóng vai trò quan trọng trong kết nối với các nước Đông Nam Á lục địa
? mục 2
Dựa vào hình 17.1 và thông tin mục 2, hãy trình bày thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ thông tin mục 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và hình 17.1 (SGK trang 187+188).
- Chỉ ra thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
a. Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên
- Địa hình, đất:
+ Có địa hình chủ yếu là các cao nguyên có độ cao khác nhau
+ Cao nguyên có địa hình bề mặt xếp tầng, tương đối bằng phẳng, đất bazan màu mỡ thuận lợi cho quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp
+ Có khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ, đất feralit đỏ vàng là chủ yếu, thuận lợi trồng dược liệu
- Khí hậu:
+ Tính chất cận xích đạo, phân hoá rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô
+ Khí hậu thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển, mua khô thuận lợi cho phơi, sấy nông sản
+ Một số khu vực khí hậu mát mẻ, có thể trồng cây cận nhiệt và phát triển du lịch
- Nguồn nước:
+ Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông
+ Sông chảy qua các bậc địa hình tạo tiềm năng thuỷ điện lớn
+ Các hồ tự nhiên và nhân tạo có khả năng tích trữ nước, điều tiết dòng chảy, cung cấp nước vào mùa khô
+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, đóng vai trò quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất, nhất là trong mùa khô
- Sinh vật:
+ Tài nguyên rừng phong phú, trữ lượng lớn, tính đa dạng sinh học cao
+ Có nhiều loại gỗ quý và hệ động vật hoang dã phong phú với nhiều loài quý hiếm có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và kinh tế.
- Khoáng sản quan trọng nhất của vùng là bộ-xít với trữ lượng lớn nhất cả nước
- Cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hùng vĩ kết hợp với các khu bảo tồn, vườn quốc gia đem lại thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái
b. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Mùa khô kéo dài dẫn tới nguy cơ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và cháy rừng
- Nước ngầm nằm sâu và có sự suy giảm về trữ lượng gây khó khăn cho khai thác
- Đất đang bị suy thoái ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng
? mục 3
Dựa vào thông tin mục 3, hãy :
- Nhận xét đặc điểm dân cư ở Tây Nguyên.
- Trình bày đặc điểm văn hoá nổi bật của các dân tộc Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ mục 3. Dân cư,văn hoá (SGK trang 189).
- Chỉ ra đặc điểm dân cư và văn hoá nổi bật của các dân tộc Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm dân cư ở Tây Nguyên:
+ Năm 2021, số dân của vùng khoảng 6 triệu người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,25% cao hơn mức trung bình cả nước
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta, dân cư trong vùng chủ yếu sống ở nông thôn
+ Là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc nhất nước ta, gồm các dân tộc: Ê-đê, Ba na, Gia-rai, Cơ-ho, Kinh, HMông,...
- Đặc điểm văn hoá nổi bật của các dân tộc Tây Nguyên:
+ Là một trong những vùng có văn hoá đa dạng, độc đáo của nước ta
+ Có nhiều di sản vật thể, phi vật thể, điển hình là Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, các lễ hội truyền thống như: Đua Voi, Cơm Mới,...
+ Kiến trúc đặc trưng là nhà Rông, nhà Dài, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, diễn ra các lễ hội và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp
+ Có nhiều loại nhạc cụ độc đáo như cồng, chiêng, đàn đá, đàn t'rưng, tù và,...
+ Văn hoá Tây Nguyên ngày càng đa dạng do vừa tiếp thu các yếu tố văn hoá mới vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp
a
Dựa vào thông tin mục a và hình 17.2, hãy:
- Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
- Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây ăn quả ở Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ mục 4.a) Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả và hình 17.2 (SGK trang 139).
- Chỉ ra sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm và ngành trồng cây ăn quả ở Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm:
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước
+ Năm 2021, diện tích cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên chiếm hơn 40% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chính của vùng là cà phê, hồ tiêu, điều, cao su
+ Cà phê là cây trồng chủ lực trong đó cà phê đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng, được trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai. Cao su và điều có diện tích và sản lượng đứng thứ hai cả nước, được trồng nhiều nhất ở Gia Lai, điều trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk
- Sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây ăn quả:
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn, các loại cây tiêu biểu là: sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít,... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
+ Cây ăn quả được trồng chủ yếu tại: Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng, Pleiku,...
b
Dựa vào thông tin mục b và hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp ở Tây Nguyên
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ mục 4.b) Lâm nghiệp và hình 17.2 (SGK trang 190+191).
- Chỉ ra sự phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp ở Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp
- Vùng chủ yếu là hoạt động khai thác gỗ, trồng rừng đang được đẩy mạnh, sản lượng gỗ khai thác tăng lên hằng năm, gỗ được khai thác phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu
- Các lâm sản khác như măng, dược liệu,... cũng được khai thác nhiều để góp phần tạo thêm sinh kế cho người dân vùng rừng
- Đắk Lắk là tỉnh khai thác nhiều gỗ nhất vùng, chiếm 50,3% sản lượng gỗ toàn vùng. Diện tích rừng trồng mới nhiều nhất tại Gia Lai chiếm 42,1% diện tích rừng trồng mới toàn vùng
c
Dựa vào thông tin mục c và hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành sản xuất điện ở Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ mục 4.c) Công nghiệp sản xuất điện và hình 17.2 (SGK trang 190+193).
- Chỉ ra sự phát triển và phân bố của ngành sản xuất điện ở Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp sản xuất điện
- Ngành sản xuất điện có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của vùng. Sản lượng điện sản xuất năm 2021 của Tây Nguyên chiếm 10,3% tổng sản lượng điện cả nước
- Cơ cấu ngành sản xuất điện đa dạng, có cả thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời:
+ Hệ thống sông Sê San có nhà máy thuỷ điện laly, Sê San 3, Sê San 4,..; hệ thống sông Srêpôk có nhà máy thuỷ điện Srêpôk 3, Buôn Kuốp,..; hệ thống sông Đồng Nai có các nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,...
+ Các nhà máy điện gió lớn là Ea Nam, Ia Pết – Đắk Đoa 1, 2,...
+ Điện mặt trời có ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai
d
Dựa vào thông tin mục d và hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành du lịch ở Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 4.d) Du lịch và hình 17.2 (SGK trang 190+193).
- Chỉ rasự phát triển và phân bố của ngành du lịch ở Tây Nguyên
Lời giải chi tiết:
- Du lịch là ngành thế mạnh của vùng Tây Nguyên và ngày càng phát triển bởi lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hoá đặc sắc
- Vùng tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng....
- Các điểm đến nổi tiếng như: Buôn Đôn, hồ Lắk, Lang Biang, Măng Đen, Tà Đùng,...
- Trong vùng đã hình thành các trung tâm du lịch như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,...
? mục 5
Dựa vào thông tin mục 5, hãy trình bày các vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ thông tin mục 5. Các vấn đề môi trường trong phát triển (SGK trang 195).
- Chỉ ra các vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Tây Nguyên đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường và suy giảm tài nguyên.
- Môi trường nước ở một số nơi bị ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng hoá chất và phân bón trong trồng trọt, hoạt động chăn nuôi gia súc,...
- Nguồn nước đang đứng trước tình trạng cạn kiệt vào mùa khô do hạn hán và khai thác quá mức nước ngầm
- Hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn đang diễn ra do khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để phát triển cây công nghiệp.
Luyện tập
Dựa vào bảng 17.3, hãy nhận xét sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bảng 17.3 (SGK trang 191).
- Chỉ ra nhận xét sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021.
Lời giải chi tiết:
- Trong giai đoạn 2010 – 2021, sản lượng gỗ đã có sự tăng trưởng lớn khi vào năm 2010 có 546,7 nghìn m³ nhưng đến năm 2021 đã tăng lên 753,7 nghìn m³ cho thấy hoạt động khai thác gỗ diễn ra mạnh mẽ của vùng
- Diện tích rừng trồng mới đạt mức 27,4 nghìn ha vào năm 2010 tuy nhiên sau đó đã có sự suy giảm vào năm 2015 khi chỉ đạt 10,2 nghìn ha. Do hoạt động trồng rừng được đẩy mạnh nên đến năm 2021 đã có sự tăng trưởng và đạt 19 nghìn ha
Vận dụng
Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).
Phương pháp giải:
-Tìm hiểu thông tin trên internet ,sách và báo vềđặc sắc của người dân Tây Nguyên
-Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).
Lời giải chi tiết:
- Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:
+ Là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại.
+ Đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên
+ Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội… của con người nơi đây.
- Đàn đá:
+ Trong tiếng M’nông được gọi là “goong lu”, tức “đá kêu như tiếng cồng”, được xem là nhạc cụ cổ nhất không chỉ đối với các đồng bào dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người
+ Đàn đá được coi là sợi dây kết nối tâm linh giữa Mẹ Trái đất và cộng đồng người M’nông trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 17: Vùng Tây Nguyên SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức timdapan.com"