Bài 17. Nguyên tố nhóm IA trang 91, 92, 93 Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Pháo hoa thường được sử dụng trong các dịp lễ, Tết.


CH tr 91

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 91 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Pháo hoa thường được sử dụng trong các dịp lễ, Tết. Để tạo màu cho pháo hoa, người ta dùng một số muối hay oxide kim loại, trong đó có hợp chất kim loại nhóm IA như lithium carbonate tạo màu đỏ, sodium nitrate tạo màu vàng,... Kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng có những tính chất và ứng dụng nào?

Phương pháp giải:

Nêu tính chất và ứng dụng của kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng.

Lời giải chi tiết:

* Kim loại nhóm IA

- Tính chất:

+ Tính chất vật lí: Kim loại nhóm IA có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng tương đối thấp.

+ Tính chất hóa học: Tác dụng halogen, tác dụng với nước, tác dụng với oxygen.

- Ứng dụng:

+ Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,...

+ Các kim loại potassium và sodium dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.

+ Kim loại caesium dùng chế tạo tế bào quang điện.

+ Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

+ Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.

* Ứng dụng của hợp chất kim loại nhóm IA

- Sodium chloride: có vai trò quan trọng trong thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, y tế và trong cuộc sống hằng ngày của con người.

- Sodium hydroxide: được sử dụng trong sản xuất dược phẩm, hoá chất, dệt và nhuộm màu; công nghiệp sản xuất giấy; sản xuất tơ nhân tạo, chất giặt tẩy; chế biến thực phẩm; dầu khí; xử lí nước,...

- Sodium hydrogencarbonate: được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thuỷ tinh,... trong y học, được sử dụng để làm giảm chứng đau dạ dày do dư acid, điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

- Sodium carbonate: Một lượng lớn được sử dụng trong công nghiệp thủy tinh,  xử lí nước, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc, phụ gia thực phẩm, ...


TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 92 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào cấu hình electron và bán kính nguyên tử (Bảng 17.1), hãy giải thích trong các hợp chất, kim loại nhóm IA đều thể hiện số oxi hoá +1.

Phương pháp giải:

Kim loại nhóm IA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

Lời giải chi tiết:

Cấu hình electron : Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có le, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. Do đó, khi tạo liên kết hóa học, kim loại nhóm IA chỉ nhường 1 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm, nên trong các hợp chất, kim loại nhóm IA đều thể hiện số oxi hoá +1.


TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 92 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích tại sao trong tự nhiên kim loại nhóm lA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Phương pháp giải:

Kim loại nhóm IA có giá trị thế điện cực chuẩn rất nhỏ.

Lời giải chi tiết:

Vì kim loại nhóm IA có giá trị thế điện cực chuẩn rất nhỏ nên các kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hay nói cách khác là kim loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh, chúng dễ dàng kết hợp với những chất khác để tạo thành hợp chất. Do đó trong tự nhiên kim loại nhóm lA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.


TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 93 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào Bảng 17.2, nêu xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi kim loại nhóm IA giảm dần từ Li đến Cs.


LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 93 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Vì sao kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp?

Phương pháp giải:

Do các ion kim loại liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu nên kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và độ cứng tương đối thấp.

Lời giải chi tiết:

- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.

- Kim loại kiềm có độ cứng thấp vì liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.


TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 93 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào cấu hình electron nguyên tử và giá trị thế điện cực chuẩn, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại nhóm IA.

Phương pháp giải:

Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh nhất trong mỗi chu kì.

Lời giải chi tiết:

Kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng nên chúng có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm, giá trị thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm rất âm nên kim loại kiềm có tính khử mạnh.

=> Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại nhóm IA là tính khử.


TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 94 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Khi cắt mẩu sodium ở trong không khí, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi. Giải thích. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi cắt kim loại lithium, potassium trong không khí.

Phương pháp giải:

Sodium phản ứng với oxygen trong không khí ngay ở nhiệt độ thường.

Mức độ phản ứng tăng dần từ Li đến Cs.

Lời giải chi tiết:

- Khi cắt mẩu sodium ở trong không khí, bề mặt sodium lập tức phản ứng với oxygen trong không khí tạo Na2O nên tính ánh kim lập tức mờ đi.

\(2{\rm{Na}} + {{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

- Khi cắt kim loại lithium, potassium trong không khí thì bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi.


LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 94 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau (viết tên sản phẩm):

\(\begin{array}{l}{\rm{a)  Li  +  }}{{\rm{O}}_2} \to \\{\rm{b)  Na  +  C}}{{\rm{l}}_2} \to \\{\rm{c)  K  +  B}}{{\rm{r}}_2} \to \end{array}\)

Phương pháp giải:

Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs.

\({\rm{M}} \to {{\rm{M}}^ + } + 1{\rm{e}}\)

Trong hợp chất, kim loại nhóm IA chỉ có số oxi hoá +1.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}{\rm{a)  2Li  +  }}{{\rm{O}}_2} \to {\rm{L}}{{\rm{i}}_{\rm{2}}}{\rm{O (lithium oxide)}}\\{\rm{b)  2Na  +  C}}{{\rm{l}}_2} \to {\rm{ 2NaCl (sodium chloride)}}\\{\rm{c)  2K  +  B}}{{\rm{r}}_2} \to {\rm{ 2KBr (potassium bromide)}}\end{array}\)


TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 94 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Tại sao để bảo quản kim loại Na, K người ta ngâm chúng trong dầu hoả? Li có dùng cách này được không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Kim loại nhóm IA dễ tác dụng với nước, với oxygen trong không khí nên trong phòng thí nghiệm Na và K thường được bảo quản trong dầu hoả. Li, Rb và Cs thường được bảo quản trong các ống thuỷ tinh kín hoặc môi trường khí hiếm (như argon).

Lời giải chi tiết:

- Sodium và potassium dễ tác dụng với với nước, với oxygen trong không khí nên trong phòng thí nghiệm sodium và potassium thường được bảo quản trong dầu hoả. Vì sodium và potassium nặng hơn dầu hỏa, nên khi ở trong dầu hỏa, các kim loại này sẽ chìm trong dầu hỏa, không tiếp xúc được với oxygen và hơi nước trong không khí.

- Lithium không được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa, vì lithium nhẹ, nên khi ở trong dầu hỏa, lithium nổi trên dầu hỏa và tiếp xúc được với nitrogen, oxygen trong không khí. Xảy ra phản ứng mãnh liệt giữa lithium với nitrogen, oxygen trong không khí, kết quả của phản ứng này khi xảy ra trên dầu hỏa là lithium bốc cháy.


TL3

Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 trang 94 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Kim loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh. Tại sao?

Phương pháp giải:

Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có le, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có le, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách 1 electron khỏi nguyên tử để trở thành ion M+. Vì thế kim loại loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh.


TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 95 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Kim loại nhóm IA phản ứng dễ dàng với oxygen và nước, mức độ mãnh liệt của phản ứng tăng dần từ Li đến K. Giải thích.

Phương pháp giải:

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, số lớp electron tăng – lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm nên nguyên tử của các nguyên tố dễ cho electron hơn, do đó tính kim loại tăng.

Lời giải chi tiết:

Trong cùng nhóm IA, tính kim loại (tính khử) tăng dần từ Li đến K nên mức độ mãnh liệt của phản ứng giữa các kim loại nhóm IA với oxygen và nước cũng tăng dần từ Li đến K.


TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 95 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát thí nghiệm thử màu ngọn lửa, nêu hiện tượng quan sát được. Rút ra kết luận.

Phương pháp giải:

Có thể nhận biết ion kim loại nhóm IA bằng màu ngọn lửa.

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng:

+ Muối của lithium cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía.

+ Muối của sodium cháy cho ngọn lửa màu vàng.

+ Muối của potassium cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt.

- Kết luận: Có thể nhận biết ion kim loại nhóm IA bằng màu ngọn lửa.


LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 95 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Dung dịch của mỗi chất sau đều không màu: NaCl, Na2SO4, KCl, LiNO3. Hãy để xuất cách phân biệt các dung dịch trên.

Phương pháp giải:

Có thể nhận biết ion kim loại nhóm IA bằng màu ngọn lửa.

Lời giải chi tiết:

- Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự.

- Nhúng đầu dây inox sạch vào một mẫu thử, rồi đưa vào ngọn lửa không màu của đèn khí. Lặp lại tương tự với mẫu thử còn lại:

+ Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa vàng chứa dung dịch NaCl, Na2SO4.

+ Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa tím nhạt chứa dung dịch KCl.

+ Mẫu thử nào cháy cho ngọn lửa đỏ tía chứa dung dịch LiNO3.

- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào hai mẫu thử chứa dung dịch NaCl, Na2SO4:

+ Mẫu thử không xuất hiện hiện tượng chứa dung dịch NaCl.

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chứa dung dịch Na2SO4.

PTHH: \({\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + {\rm{BaC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}} \to 2{\rm{NaCl}} + {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_4} \downarrow \)


TL1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 97 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Sử dụng sơ đồ tư duy, trình bày các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine-kiềm và những ứng dụng quan trọng của chúng.

Phương pháp giải:

- Các sản phẩm trong công nghiệp chlorine – kiềm: sodium hydroxide, chlorine và hydrogen.

- Ứng dụng:

+ Sodium hydroxide còn gọi là “xút” được sử dụng trong sản xuất dược phẩm, hoá chất, dệt và nhuộm màu; công nghiệp sản xuất giấy; sản xuất tơ nhân tạo, chất giặt tẩy; chế biển thực phẩm; dầu khí; xử lí nước,...

+ Chlorine thường dùng trong khử trùng nước sinh hoạt, hô bơi, tẩy trắng vải, sợi, bột giấy, điều chế nhựa PVC, chất dẻo, cao su, chất màu, sản xuất chất chống nấm mốc, diệt côn trùng, sản xuất dược phẩm, ...

+ Hydrogen sử dụng như một nhiên liệu hay hoá chất để tổng hợp ammonia, methanol, hydrochloric acid,...

Lời giải chi tiết:

Dựa vào các thông tin trên để vẽ sơ đồ tư duy, trình bày các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine-kiềm và những ứng dụng quan trọng của chúng.


TL2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 97 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích tại sao NaHCO3 được dùng làm bột nở.

Phương pháp giải:

Sodium hydrogencarbonate (hay sodium bicarbonate, NaHCO3) còn được gọi là baking soda, là chất rắn màu trắng, bền ở nhiệt độ thường, bị phân huỷ khi đun nóng.

Lời giải chi tiết:

NaHCO3 được dùng làm bột nở vì:

+ Dưới tác dụng của nhiệt độ, muối sodium bicarbonate bị nhiệt phân:

 

+ Quá trình nhiệt phân tạo khí CO2 và hơi nước giúp bánh nở và xốp.


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 98 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

NaHCO3 dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt. Hãy tìm hiểu và giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng NaHCO3 tác dụng với dung dịch acid.

Lời giải chi tiết:

Trong dung dịch, NaHCO3 phân li tạo các ion sau: \({\rm{NaHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{N}}{{\rm{a}}^ + } + {\rm{HCO}}_3^ - \)

Trong môi trường acid xảy ra phản ứng sau: \({\rm{HCO}}_3^ -  + {{\rm{H}}^ + } \to {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Phản ứng trên tạo bọt khí CO2 và làm giảm lượng H+ trong dung dịch, giúp tăng pH dung dịch.


TL

Trả lời câu hỏi Thảo luận trang 98 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Vì sao phương pháp Solvay được gọi là phương pháp tuần hoàn ammonia. Nêu những ưu điểm của phương pháp.

Phương pháp giải:

- Phương pháp Solvay (mang tên nhà hoá học Ernest Solvay) sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trong tự nhiên là muối ăn (NaCl), đá vôi (CaCO3) và ammonia (NH3).

- Quá trình diễn ra như sau:

+ Hoà tan NaCl vào dung dịch NH3 đặc đến bão hoà.

+ Nung CaCO3 rồi dẫn khí thoát ra vào dung dịch bão hoà của NaCl trong NH3:

\({\rm{NaCl}} + {\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} + {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{NaHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} + {\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{Cl}}\)

+ Do NaHCO3 ít tan hơn các muối khác nên kết tinh trước. Tách NaHCO3 khỏi dung dịch, nung ở nhiệt độ cao, thu được soda:

 

+ Sản phẩm NH4Cl được chế hoá với vôi tôi, thu khí NH3:

\(2{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{Cl}} + {\rm{Ca(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{CaC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}} + 2{\rm{N}}{{\rm{H}}_3} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Lời giải chi tiết:

- Trong phương pháp Solvay, vì ammonia được đưa vào rồi sử dụng lại nên phương pháp Solvay được gọi là phương pháp tuần hoàn ammonia.

- Ưu điểm:

+ Nguyên liệu sản xuất rẻ.

+ Các phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ không cao, áp suất gần với áp suất khí quyển.

+ Quy trình Solvay đã giảm thiểu được tác động đến môi trường bằng cách quay vòng các sản phẩm trung gian (như CO2 và NH3) để tái sử dụng trong quy trình sản xuất.

+ Quá trình sản xuất được thực hiện liên tục trong dòng nguyên liệu khí – lỏng là chủ yếu, do đó dễ cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất.

+ Soda và baking soda thu được có độ tinh khiết cao.


LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 98 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Hãy vẽ sơ đồ tổng hợp Na2CO3 theo phương pháp Solvay.

Phương pháp giải:

Dựa vào các quá trình xảy ra trong phương pháp Solvay để vẽ sơ đồ tổng hợp.

Lời giải chi tiết:


BT1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 99 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là

A. Cho kim loại Na tác dụng với nước.

B. Cho Na2O tác dụng với nước.

C. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn.

D. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn.

Phương pháp giải:

Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn.

 

Lời giải chi tiết:

Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn.

Chọn C.


BT2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 99 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho potassium tác dụng với chlorine. Sản phẩm của phản ứng có tan tốt trong nước không? Tìm hiểu một số ứng dụng của nó.

Phương pháp giải:

Phần lớn các hợp chất của kim loại nhóm IA tan tốt trong nước, khi tan trong nước phân li thành ion.

Lời giải chi tiết:

- Phương trình hoá học: \({\rm{2K  +  C}}{{\rm{l}}_2} \to {\rm{ 2KCl (potassium chloride)}}\)

Sản phẩm tạo thành là potassium chloride tan tốt trong nước.

- Ứng dụng của potassium chloride:

+ Làm phân bón.

+ Bảo quản thực phẩm.

+ Sử dụng trong công nghệ luyện kim.

+ Thuốc,…


BT3

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 99 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho một mẩu kim loại sodium vào cốc nước.

b) Sục khí CO2 vào dung dịch KOH.

c) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn Na2CO3.

d) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn KHCO3.

e) Cho một lượng NaHCO3 rắn vào ống nghiệm rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.

Phương pháp giải:

- Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs.

\({\rm{M}} \to {{\rm{M}}^ + } + 1{\rm{e}}\)

- Trong hợp chất, kim loại nhóm IA chỉ có số oxi hoá +1.

Lời giải chi tiết:

\({\rm{a) 2Na  +  2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to 2{\rm{NaOH  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} \uparrow \)

\({\rm{b) 2C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{  +  2KOH }} \to {\rm{ }}{{\rm{K}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

\({\rm{c) 2HCl  +  N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{ }} \to {\rm{ 2NaCl  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O  +  C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow \)

\({\rm{d) HCl  +  KHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{KCl  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O  +  C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow \)


Lý thuyết