Bài 13. Xử lí môi trường nuôi thủy sản trang 68, 69, 70, 71 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Người nuôi thường làm gì để xử lí nước trước khi thả giống hoặc sau khi thu hoạch thủy sản?


Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 68 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Người nuôi thường làm gì để xử lí nước trước khi thả giống hoặc sau khi thu hoạch thủy sản?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản.

Lời giải chi tiết:

- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt áp và giảm độ chua

- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật thạp và cặn vẩn.


CH

Trả lời câu hỏi trang 68 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Cần phải thực hiện những công việc gì để xử lí nước trước khi nuôi thủy sản? Hãy mô tả những công việc đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về xử lí nước trước khi nuôi thủy sản.

Lời giải chi tiết:

- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được náo vét, bón vôi và phơi đấy để khử trùng, diện tạp và giảm độ chua.

- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẩn.

- Khử trùng nước bằng hóa chất như chlorine, BKC, thuốc tím, iodine,… để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày.


LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 68 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy cho biết tác dụng của việc xử lí nước trước khi thả giống.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về xử lí nước trước khi nuôi thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Vì khi xử lí nước, thả giống sẽ có môi trường sống sạch sẽ, giống sẽ phát triển tốt.


CH

Trả lời câu hỏi trang 69 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy mô tả một số biện pháp xử lí nước thải sau nuôi thủy sản.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về xử lí nước sau khi nuôi thủy sản.

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng ao lắng

- Nước tưới cây trồng.


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 69 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có phù hợp để tưới cho cây nông nghiệp không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về xử lí nước thải.

Lời giải chi tiết:

Không, vì nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có độ pH thấp, khi tưới cây có hiện tượng bị xót, tổn thương các mô tế bào.


CH

Trả lời câu hỏi trang 69 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

 Hãy mô tả một số biện pháp xử lí chất thải rắn sau nuôi thủy sản.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về xử lí chất thải rắn.

Lời giải chi tiết:

- Có thể được nạo vét và đưa đến các vùng trồng cây nông nghiệp để bón cho cây trồng hoặc ủ để tạo phân vi sinh. 


CH

Trả lời câu hỏi trang 70 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy trình bày ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân hủy chất hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng sử dụng trong quá trình tăng sinh khối của chúng. Vi sinh vật dị dưỡng được nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm xử lí môi trường để định kì bổ sung vào ao, bể nuôi hoặc được kết hợp trong các công nghệ xử lí môi trường nuôi hiện đại, đặc biệt là công nghệ biofloc.


LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 71 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Vì sao việc xử lí NH3 trong nước lại rất quan trọng trong quá trình nuôi thủy sản?

Lời giải chi tiết:

Vì NH3 gây độc cho vi sinh vật và các loài thủy sản.



LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 71 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

So sánh ứng dụng của nhóm vi khuẩn xử lí chất thải hữu cơ và xử lí khí độc trong nước.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học để xử lí chất thải hữu cơ và xử lí khí độc.

Lời giải chi tiết:

- Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân hủy chất hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng sử dụng trong quá trình tăng sinh khối của chúng

- Công nghệ sinh học trong khí thải được sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc trong nước và nền đáy.