Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 SGK lịch sử và địa lí 9 Chân trời sáng tạo

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Dựa vào tư liệu 10.1 và 10.2, hãy nêu nhận xét về sự phát triển của công nghiệp ở Liên Xô. Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do cho sự sụp đổ đó


? mục 1

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Dựa vào tư liệu 10.1 và 10.2, hãy nêu nhận xét về sự phát triển của công nghiệp ở Liên Xô. Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do cho sự sụp đổ đó


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 48)

- Chỉ ra trong sơ đồ tư duy những nét chính vè tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Lời giải chi tiết:

Với kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950), sản lượng công nghiệp đã tăng 73% sản lượng nông nghiệp đạt mức chiến tranh, khiến Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.

Sự sụp đổ của Liên Xô: 

- Duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.

- Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.

 Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường 

- Không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu.

 Những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 

- Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.


? mục 2

Đề bài: Hãy nêu những nét về tình hình chính trị các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Vì sao các nước Đông Âu tan rã?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 52)

- Chỉ ra những nét chính về tình hình chính trị các nước Đông Âu trong giai đoạn này.

Lời giải chi tiết:

– Từ năm 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng:

+ Xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản ngày càng được khẳng định.

– Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Từ chỗ là những nước nghèo, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp. Sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, trình độ khoa học – kĩ thuật được nâng lên rõ rệt.

– Cuối năm 1988, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước Đông Âu lên đến đỉnh cao

– Năm 1989, Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu

– Ngày 1/7/1991, Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể

Nguyên nhân tan rã: 

– Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiếu dân chủ - công bằng => đời sống nhân dân không cải thiện => tăng sự bất mãn

– Không bước kịp phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến

– Tiến hành cải tổ gặp phải sai lầm nhiều mặt, sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng

– Sự chống phá của thế lực thù địch trong và ngoài nước


1

Hãy hoàn thành bảng tóm tắt tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu theo nội dung dưới dây

Thời gian

Từ năm 1945 đến nửa đầu thập niên 80

Nửa sau thập niên 80 đến năm 1991

Liên Xô

 

 

Đông Âu

 

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 48) và phần 2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 52)

- Chỉ ra những sự kiện chính trong từng giai đoạn của Liên Xô và các nước Đông Âu

Lời giải chi tiết:

Thời gian

Từ năm 1945 đến nửa đầu thập niên 80

Nửa sau thập niên 80 đến năm 1991

Liên Xô

Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. 

3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. 

1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goóc Ba Chốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

 

25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Đông Âu

Trong những năm 1944 – 1945, cùng với quá trình Hổng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu

Từ năm 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng

Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.

Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.

Sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, trình độ khoa học – kĩ thuật được nâng lên rõ rệt.

Nước Đức được thống nhất(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức).


2

Hãy giải thích lý do sụp đổ của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu theo mẫu sơ đồ tư duy

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 48) và phần 2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 52)

Lời giải chi tiết:

Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng. 

Tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng. Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. 

Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 

=> Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.


Vận dụng

Sưu tầm bản đồ châu Âu hiện tại, dựa và thông tin trong bài và lược đồ 10.8, hãy nêu sự khác biệt cơ bản của lược đồ các nước thuộc SNG (1991) và hiện tại

Phương pháp giải:

- Sưu tầm trên internet và kết hợp lược đồ 10.8 (SGK trang 51)

- Chỉ ra sự khác biệt cơ bản của lược đồ

Lời giải chi tiết:

Trước khi ký văn bản chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô, 3 nhà lãnh đạo 3 nước Nga, Ucraina, Belarus đã lường trước những hậu quả có thể xảy ra khi Liên Xô giải thể, do đó đã ký tiếp Hiệp ước thành lập SNG (8-12-1991). Ngày 21-12-1991, 8 nước thành viên khác của Liên Xô (Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan) ký hiệp ước tham gia SNG. Năm 1993, Grudia gia nhập SNG, nâng số thành viên SNG lên 12/15 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Ba nước vùng Baltic (Estonia, Litva, Latvia) không tham gia SNG, hiện cả ba đều là thành viên của EU và NATO.



Từ khóa phổ biến