Bài 1: Viết tên người, tên địa lí nước ngoài trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: a. Thành phố cổ Ma-chu Pi-chu được xây dựng vào khoảng thế kỉ XV, nằm trên thung lũng U-ru-bam-ba của đất nước Pê-ru. Di tích này được nhà thám hiểm Hi-ram Bing-ham tìm ra vào năm 1911. Việt Thương b. Hồ nước Ma-thê-sơn nằm ở miền nam của đất nước Niu Di-lân xinh đẹp. Vào những ngày đẹp trời. hôn như một tấm gương khổng lồ phản chiếu vẻ đẹp của núi Mao-thơ Cúc và núi Tất-ma. Hà Hán – Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài có trong mỗi đoạn


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Thành phố cổ Ma-chu Pi-chu được xây dựng vào khoảng thế kỉ XV, nằm trên thung lũng U-ru-bam-ba của đất nước Pê-ru. Di tích này được nhà thám hiểm Hi-ram Bing-ham tìm ra vào năm 1911.

Việt Thương

b. Hồ nước Ma-thê-sơn nằm ở miền nam của đất nước Niu Di-lân xinh đẹp. Vào những ngày đẹp trời. hôn như một tấm gương khổng lồ phản chiếu vẻ đẹp của núi Mao-thơ Cúc và núi Tất-ma.

Hà Hán

– Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài có trong mỗi đoạn văn.

– Mỗi tên người, tên địa lí nước ngoài tìm được ở trên được viết như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Tên người, tên địa lí nước ngoài có trong mỗi đoạn văn:

a.

+ Tên địa lý : Ma-chu Pi-chu, U-ru-bam-ba, Pê-ru

+ Tên người: Hi-ram Bing-ham

b.

+ Tên địa lý: Ma-thê-sơn, Niu Di-lân, Mao-thơ Cúc, Tất-ma.

– Mỗi tên người, tên địa lí nước ngoài tìm được ở trên được viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Mỗi bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng, thì giữa các tiếng có gạch nối.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài có trong mỗi câu văn sau:

a. Núi Phú Sĩ là một danh thắng đặc biệt và là di tích lịch sử của đất nước Nhật Bản.

b. Trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Hiển Long đã thường thức ẩm thực Hà Nội và đi dạo quanh Hồ Gươm.

Phương pháp giải:

Em tìm các tên người, tên địa lí nước ngoài trong mỗi câu văn và nhận xét về cách viết đó.

Lời giải chi tiết:

a. Tên địa lý được viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

b. Tên người, tên địa lý được viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

 

Ghi nhớ

Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu mỗi bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng, thì giữa các tiếng cần cả gạch nối.

Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên theo âm Hán Việt, ta viết như viết tên người, tên địa lí Việt Nam.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạ3

Viết lại cho đúng các tên địa lí sau:

a. Sông Von-Ga

b. Đảo Bô-ra bô-ra

c. Dãy núi Grăng Ti-Ton

d. Đất nước Phi-líp-Pin

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết lại tên địa lí cho đúng.

Lưu ý: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu mỗi bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng, thì giữa các tiếng cần cả gạch nối.

Lời giải chi tiết:

a. Sông Von-ga

b. Đảo Bô-ra Bô-ra

c. Dãy núi Grăng Ti-ton

d. Đất nước Phi-líp-pin


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 119 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Viết 1 – 2 câu theo mỗi yêu cầu sau:

a. Giới thiệu về một nhân vật là người nước ngoài có trong một bài đọc mà em đã học.

b. Giới thiệu về một địa danh nước ngoài mà em biết.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết câu theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a. Tốt-tô-chan là một cô bé rất thông minh, nhanh nhẹn và sống tình cảm.

b. Em biết về Paris - thành phố ánh sáng và tình yêu nằm ở trung tâm của Pháp. Với tháp Eiffel lấp lánh, quảng trường Concorde lịch sử và bờ sông Seine êm đềm, Paris là điểm đến lãng mạn và hấp dẫn cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.