Bài 1, 2, 3, 4 trang 179, 180 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 179, 180 SGK Toán 4. Bài 1: Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D.


Bài 1

Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính,...). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Giá trị của chữ số 3 trong số 683 941 là:

A. 3                           B. 300                       C. 3000                    D. 30 000

b) Trong phép nhân

                 \( \displaystyle\frac{{ \times \begin{array}{*{20}{r}}{2346}\\{35}\end{array}}}{{\begin{array}{*{20}{r}}{11730\,}\\{..........\,}\\\hline{82110\,}\end{array}}}\) 

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 7208                      B. 7038                    C. 6928                      D. 6938

c) Phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình dưới đây ?

A. \( \displaystyle{4 \over 5}\)                        B. \( \displaystyle{5 \over 9}\)                          C. \( \displaystyle{5 \over 4}\)                        D. \( \displaystyle{4 \over 9}\)

d) Số thích hợp để viết vào ô trống của  là:

A. 1                            B. 4                          C. 9                            D. 36

e) Nếu một quả táo cân nặng \(50g\) thì cần có bao nhiêu quả táo như thế để cân được \(4kg\) ?

  A. 80                         B. 50                          C. 40                        D. 20

Phương pháp giải:

a) Xác định hàng của chữ số 3 rồi xác định giá trị của chữ số đó.

b) Số để điền vào chỗ chấm chính là tích riêng thứ hai trong phép nhân đã cho, hay số cần điền là kết quả của phép tính \( \displaystyle2346 \times 3\).

c) Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số ô vuông được tô màu, mẫu số là tổng số ô vuông bằng nhau.

d) Ta thấy : \(36:9=4\). Rút gọn phân số \(\dfrac{4}{36}\) bằng cách chia cả tử số và mẫu số cho \(4\).

e) Đổi \(4kg = 4000g\). Tính số quả táo để cân được \(4kg\) (hay \(4000g\)) ta lấy \(4000g\) chia cho cân nặng của một quả táo.

Lời giải chi tiết:

a) Chữ số 3 trong số 683 941 thuộc hàng nghìn nên giá trị của chữ số 3 trong số 683 941 là 3000.

Khoanh vào C.

b) Số để điền vào chỗ chấm chính là tích riêng thứ hai trong phép nhân đã cho. 

Ta có: \( \displaystyle2346 \times 3 = 7038\).

Vậy tích riêng thứ hai trong phép chia đã cho là \( \displaystyle7038\).

Khoanh vào B.

c) Phân số chỉ phần đã tô màu của hình vẽ là \( \displaystyle \frac{4}{9} \)

Khoanh vào D.

d) Ta có: \(\dfrac{4}{36}=\dfrac{4:4}{36:4}=\dfrac{1}{9} \)

Số thích hợp để viết vào ô trống là \(1\).

Khoanh vào A.

e) Đổi \(4kg = 4000g\).

Để cân được \(4kg\) thì cần có số quả táo là:

               \(4000 : 50 = 80\) (quả)

Khoanh vào A.


Bài 2

Tính:

a) \( \displaystyle2 - {1 \over 4}\) ;                                                  b) \( \displaystyle{5 \over 8} + {3 \over 8} \times {4 \over 9}\)

Phương pháp giải:

Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì ta thực hiện tính phép nhân trước, thực hiện tính phép cộng sau.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle2 - {1 \over 4} = {8 \over 4} - {1 \over 4} = {7 \over 4}\) ;

b) \( \displaystyle{5 \over 8} + {3 \over 8} \times {4 \over 9} = {5 \over 8} + {{12} \over {72}} \)\(\displaystyle = {45 \over 72} + {{12} \over {72}}= {{57} \over {72}} = {{19} \over {24}}\).


Bài 3

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao \(1010cm\), hay \(...m\;...cm\)

b) Năm \(2010\) cả nước ta kỉ niệm " Một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội". Như vậy, Thủ đô Hà Nội được thành lập năm ... thuộc thế kỉ ... .

Phương pháp giải:

+) Sử dụng cách đổi: \(1m=100cm\); 

+) Áp dụng cách xác định thế kỉ:

- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).  

- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

  …

- Từ năm 1901 đến năm 2000  là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Lời giải chi tiết:

a) Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao \(1010cm\), hay \(10m \;10cm\).

b) Năm \(2010\) cả nước ta kỉ niệm " Một nghìn năm Thăng Long- Hà Nội". Như vậy, Thủ đô Hà Nội được thành lập năm \(1010\) thuộc thế kỉ \(XI\).


Bài 4

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng \(24m\) và chiều rộng bằng \(\displaystyle{2 \over 5}\) chiều dài.

a) Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn.

b) Tính diện tích của mảnh vườn.

Phương pháp giải:

- Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Diện tích = chiều dài \(\times \) chiều rộng.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

\(5 - 2 = 3\) (phần)

Chiều dài mảnh vườn là:

\(24 : 3 \times 5 = 40\; (m)\)

Chiều rộng mảnh vườn là:

\(40 - 24 = 16 \;(m) \)

Diện tích mảnh vườn là:

\( 40 \times  16 = 640 \;(m^2)\)

              Đáp số: a) Chiều dài: \(40m\);

                                 Chiều rộng: \(16m\).

                            b) Diện tích: \(640m^2\).

Bài giải tiếp theo

Bài học bổ sung
Bài 1 trang 180 SGK Toán 5

Video liên quan