Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 176 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 176 SGK Toán 4. Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 1
Viết số thích hợp vào ô trống:
Tổng hai số |
\(91\) |
\(170\) |
\(216\) |
Tỉ số của hai số |
$${1 \over 6}$$ |
$${2 \over 3}$$ |
$${3 \over 5}$$ |
Số bé |
|
|
|
Số lớn |
|
|
|
Phương pháp giải:
1. Biểu diễn số bé và số lớn bởi một số phần bằng nhau dựa vào tỉ số của hai số.
2. Tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Lời giải chi tiết:
+) Cột thứ hai:
Coi số bé gồm \(1\) phần thì số lớn gồm \(6\) phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
\(1 + 6 = 7\) (phần)
Số bé là:
\(91 : 7 \times 1 = 13\)
Số lớn là:
\(91-13=78\)
+) Cột thứ ba:
Coi số bé gồm \(2\) phần bằng nhau thì số lớn gồm \(3\) phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
\( 2+ 3=5\) (phần)
Số bé là:
\(170:5 \times 2 = 68\)
Số lớn là:
\( 170-68 =102 \)
+) Cột thứ tư:
Coi số bé gồm \(3\) phần bằng nhau thì số lớn gồm \(5\) phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
\( 3+5=8 \) (phần)
Số bé là:
\(216: 8\times 3 = 81\)
Số lớn là:
\( 216- 81= 135\)
Vậy ta có bảng kết quả như sau :
Tổng hai số |
\(91\) |
\(170\) |
\(216\) |
Tỉ số của hai số |
$${1 \over 6}$$ |
$${2 \over 3}$$ |
$${3 \over 5}$$ |
Số bé |
\(13\) |
\(68\) |
\(81\) |
Số lớn |
\( 78\) |
\(102\) |
\(135\) |
Bài 2
Viết số thích hợp vào ô trống:
Hiệu hai số |
\(72\) |
\(63\) |
\(105\) |
Tỉ số của hai số |
$${1 \over 5}$$ |
$${3 \over 4}$$ |
$${4 \over 7}$$ |
Số bé |
|
|
|
Số lớn |
|
|
|
Phương pháp giải:
1. Dựa vào tỉ số của hai số để biểu diễn số lớn và số bé bằng một số phần bằng nhau.
2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Lời giải chi tiết:
+) Cột thứ hai:
Coi số bé gồm \(1\) phần thì số lớn gồm \(5\) phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
\(5 - 1 = 4\) (phần)
Số bé là:
\(72 : 4 \times 1 = 18\)
Số lớn là:
\(18 + 72 = 90\)
+) Cột thứ ba:
Coi số bé gồm \(3\) phần bằng nhau thì số lớn gồm \(4\) phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
\(4 - 3 = 1\) (phần)
Số bé là:
\(63 : 1 \times 3 = 189\)
Số lớn là:
\(189 + 63 = 252\)
+) Cột thứ tư:
Coi số bé gồm \(3\) phần bằng nhau thì số lớn gồm \(7\) phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
\(7 - 4 = 3\) (phần)
Số bé là:
\(105 : 3 \times 4 = 140\)
Số lớn là:
\(140 + 105 = 245\)
Ta có bảng kết quả như sau:
Hiệu hai số |
\(72\) |
\(63\) |
\(105\) |
Tỉ số của hai số |
$${1 \over 5}$$ |
$${3 \over 4}$$ |
$${4 \over 7}$$ |
Số bé |
\(18\) |
\(189\) |
\(140\) |
Số lớn |
\( 90\) |
\( 252\) |
\(45\) |
Bài 3
Hai kho chứa \(1345\) tấn thóc. Tìm số thóc của mỗi kho, biết rằng số thóc của kho thứ nhất bằng \(\dfrac{4}{5}\) số thóc của kho thứ hai.
Phương pháp giải:
1. Vẽ sơ đồ: coi số thóc của kho thứ nhất (đóng vai trò số bé) gồm \(4\) phần bằng nhau thì số thóc của kho thứ hai (đóng vai trò số lớn) gồm \(5\) phần như thế.
2. Tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Lời giải chi tiết:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 5 = 9\) (phần)
Số thóc của kho thứ nhất là:
\(1350 : 9 \times 4 = 600\) (tấn)
Số thóc của kho thứ hai là:
\(1350 - 600 = 750\) (tấn)
Đáp số: Kho thứ nhất: \(600\) tấn thóc ;
Kho thứ hai: \(750\) tấn thóc.
Bài 4
Một cửa hàng bán được \(56\) hộp kẹo và hộp bánh, trong đó số hộp kẹo bằng \(\dfrac{3}{4}\) số hộp bánh. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu hộp mỗi loại ?
Phương pháp giải:
1. Vẽ sơ đồ: coi số hộp kẹo (đóng vai trò số bé) gồm \(3\) phần bằng nhau thì số hộp bánh (đóng vai trò số lớn) gồm \(4\) phần như thế.
2. Tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Lời giải chi tiết:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\( 3 + 4 = 7\) (phần)
Số hộp kẹo là:
\(56 : 7 \times 3 = 24\) (hộp)
Số hộp bánh là:
\(56 - 24 = 32\) (hộp)
Đáp số: Kẹo: \(24 \) hộp;
Bánh: \(32\) hộp.
Bài 5
Mẹ hơn con \(27\) tuổi. Sau \(3\) năm nữa tuổi mẹ sẽ gấp \(4\) lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
Phương pháp giải:
1. Tìm hiệu số tuổi sau \(3\) năm nữa: Hiệu số tuổi không thay đổi theo thời gian. Mẹ hơn con \(27\) tuổi thì sau \(3\) năm nữa mẹ hơn con \(27\) tuổi.
2. Vẽ sơ đồ: Coi tuổi con sau \(3\) năm nữa (vai trò là số bé) gồm \(1\) phần thì tuổi mẹ sau \(3\) năm nữa (vai trò là số lớn\) gồm \(4\) phần như thế.
3. Tìm hiệu số phần bằng nhau.
4. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.
5. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé)
6. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...)
7. Tìm số tuổi hiện nay ta lấy số tuổi sau \(3\) năm nữa trừ đi \(3\) tuổi.
Chú ý: Bước 4 và bước 5 có thể gộp thành một bước.
Lời giải chi tiết:
Hiệu số tuổi không thay đổi theo thời gian. Mẹ hơn con \(27\) tuổi thì sau \(3\) năm nữa mẹ hơn con \(27\) tuổi.
Ta có sơ đồ số tuổi sau \(3\) năm nữa:
Theo sơ đồ,hiệu số phần bằng nhau là:
\(4 - 1 = 3\) (phần)
Tuổi con sau 3 năm nữa là:
\(27 : 3 = 9\) (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:
\(9 - 3 = 6\) (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
\(27 + 6 = 33\) (tuổi)
Đáp số: Mẹ: \(33\) tuổi;
Con: \(6\) tuổi.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 176 SGK Toán 4 timdapan.com"