Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 166, 167 SGK Toán 4

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 166, 167 SGK Toán 4. Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.


Bài 1

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

\(\dfrac{2}{5}\) là phân số chỉ phần đã tô màu của hình nào ?

A. Hình 1                                     B. Hình 2

C. Hình 3                                     D. Hình 4

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và tìm phân số chỉ số phần tô màu của từng hình.

Lời giải chi tiết:

Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1 là \(\dfrac{1}{6}\).

 Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 2 là \(\dfrac{3}{5}\).

 Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 3 là \(\dfrac{4}{10} = \dfrac{2}{5}\).

 Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 4 là \(\dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\).

Vậy \(\dfrac{2}{5}\) là phân số chỉ phần đã tô màu của hình 3.

Chọn đáp án C.


Bài 2

Viết tiếp phân số thích hợp vào chỗ chấm:

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và điền phân số thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:


Bài 3

Rút gọn các phân số:

               \(\dfrac{12}{18}\) ; \(\dfrac{4}{40}\) ; \(\dfrac{18}{24}\) ; \(\dfrac{20}{35}\) ; \(\dfrac{60}{12}\)

Phương pháp giải:

Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn .

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Lời giải chi tiết:

\(\dfrac{12}{18}  = \dfrac{12 : 6}{18 : 6} = \dfrac{2}{3}\);              \(\dfrac{4}{40}=\dfrac{4 : 4 }{40 :4 }=\dfrac{1 }{10 }\) ;         

\(\dfrac{18}{24} = \dfrac{18 : 6}{24 : 6} = \dfrac{3}{4}\);                \(\dfrac{20}{35}=\dfrac{20 : 5}{35 : 5}=\dfrac{4}{7}\) ;

\(\dfrac{60}{12}=\dfrac{60 : 12}{12 : 12}=\dfrac{5}{1}= 5\).


Bài 4

Quy đồng mẫu số các phân số:

a) \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{7}\);          b) \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{6}{45}\) ;            c) \(\dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{1}{5}\) và \(\dfrac{1}{3}\).

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Chọn mẫu số chung là \(35 \).

Ta có: \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{2× 7}{5 × 7} = \dfrac{14}{35}\);                  \(\dfrac{3}{7}= \dfrac{3 × 5}{7 × 5} = \dfrac{15}{35}\)

Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{3}{7}\) ta được hai phân số \(\dfrac{14}{35}\) và \(\dfrac{15}{35}\).

b) Chọn mẫu số chung là \(45\).

Ta có: \(\dfrac{4}{15} = \dfrac{4 × 3}{15 × 3}= \dfrac{12}{45}\);                  Giữ nguyên phân số \(\dfrac{6}{45}\).

Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{6}{45}\) ta được hai phân số \(\dfrac{12}{45}\) và \(\dfrac{6}{45}\).

Hoặc :  \(\dfrac{6}{45} = \dfrac{6:3}{45 : 3}= \dfrac{2}{15}\) ;                  Giữ nguyên phân số \(\dfrac{4}{15}\).

Vậy quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{6}{45}\) ta được hai phân số \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{2}{15}\).

c) Chọn mẫu số chung là \( 30\).

\(\dfrac{1}{2} = \dfrac{1 × 15}{2 ×15} = \dfrac{15}{30}\);          \(\dfrac{1}{5} = \dfrac{1 × 6}{5 ×6}=\dfrac{6}{30}\);           \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{1 ×10}{3 × 10} = \dfrac{10}{30}\).

Vậy quy đồng mẫu số ba phân số \(\dfrac{1}{2}\); \(\dfrac{1}{5}\) và \(\dfrac{1}{3}\) ta được ba phân số \(\dfrac{15}{30}; \) \(\dfrac{6}{30}; \) và \(\dfrac{10}{30}\).


Bài 5

Sắp xếp các phân số \(\dfrac{1}{3}\); \(\dfrac{1}{6}\); \(\dfrac{5}{2}\); \(\dfrac{3}{2}\) theo thứ tự tăng dần.

Phương pháp giải:

So sánh các phân số đã cho rồi sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét:

\(\dfrac{1}{3} < 1\) ;  \(\dfrac{1}{6} < 1\)  và \(\dfrac{1}{6}< \dfrac{1}{3}\) ;

\(\dfrac{5}{2} > 1\) ;  \(\dfrac{3}{2} > 1\)  và  \(\dfrac{3}{2}  < \dfrac{5}{2}\).

Do đó \(\dfrac{1}{6} < \dfrac{1}{3}<\dfrac{3}{2} < \dfrac{5}{2}\).

Vậy các phân số đã cho xếp theo thứ tự tăng dần là:      \(\dfrac{1}{6}\) ; \(\dfrac{1}{3}\) ;\(\dfrac{3}{2}\) ; \(\dfrac{5}{2}\).

 

Bài giải tiếp theo