Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7_Bản đồ hình thể Việt Nam
Bản đồ hình thể Việt Nam
a) Địa hình núi:
Giới hạn | Hướng núi | Hướng nghiêng | Các dãy núi chính | |
---|---|---|---|---|
Đông Bắc | Nằm ở phía đông thung lung sông Hồng | Vòng cung: 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo | Thấp dần từ TB – ĐN. |
- Núi thấp chiếm phần lớn. - Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều |
Tây Bắc | Nằm giữa sông Hồng và sông Cả | TB - ĐN | Đông - tây |
- Địa hình cao nhất cả nước. - Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đem Đinh |
Trường Sơn Bắc | Nằm từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã | TB - ĐN | Tây - Đông |
- Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao 2 đầu - Có các dãy núi lan ra biển |
Trường Sơn Nam | Phía nam dãy Bạch Mã | TB - ĐN | Tây - đông |
- Gồm các khối núi và cao nguyên - Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây. |
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
b) Khu vực đồng bằng
- Đồng bằng châu thổ:
- Đồng bằng ven biển:
+ Có tổng diện tích khoảng: 15 nghìn km2.
+ Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
+ Phần lớn hẹp ngang, bị chia cắt, một số được mở rộng ở các cửa sông.
+ Có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7_Bản đồ hình thể Việt Nam timdapan.com"