Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 cánh diều có đáp án

Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 cánh diều có đáp án


Đề 1

Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

   “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

(Theo https://tuoitre.vn/, ngày 2/7/2004)

Câu 1 (1,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng của mỗi câu hỏi sau:

1. Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Không xác định được ngôi kể

2. Nhân vật “tôi” ban đầu vốn là gì?

A. Hạt cát

B. Hòn sỏi

C. Hòn đất

D. Tảng đá khổng lồ

3. Từ nào sau đây là từ láy?

A. vỡ vụn

B. lăn lóc

C. sông suối

D. lăn lộn

4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để xây dựng nhân vật trong văn bản trên?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 2 (0,5 điểm): Theo em, mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?

Câu 3 (0,5 điểm): Từ một “tảng đá khổng lồ” ban đầu đến “hòn sỏi láng mịn” phản ánh điều gì?

Câu 4 (1 điểm): Nêu một bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản trên.

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Thiên nhiên luôn thay đổi, luân chuyển qua các mùa xuân – hạ – thu – đông. Em hãy viết một đoạn văn về cảm xúc lúc giao mùa. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai cụm từ làm thành phần câu.

Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên, SGK Cánh diều, tập 1, trang 37)


Đề 2

Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Con còn nợ mẹ, nợ mẹ những luống rau

Thuở ngày xưa con còn trồng dang dở

Con nợ mẹ cả những bát cơm, tô phở

Đắp no lòng cho mẹ mỗi sớm mai.

 

Con cũng nợ mẹ cả những điều sai

Con đã làm mà không nghe lời mẹ

Con nợ mẹ cả một thời tuổi trẻ

Nợ cả cái hình hài đẹp đẽ hôm nay

 

Con nợ mẹ giọt nước mắt mỗi ngày

Đã rơi xuống để đời con bớt khổ

Nợ mẹ nếp nhăn, trưa hè nắng đổ

Nợ mái tóc phai màu, vết nứt nẻ bàn chân

(Con nợ mẹ, Đặng Hải)

Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:

1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Bốn chữ

C. Năm chữ

D. Tự do

2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Tình mẫu tử

3. Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên là;

A. Điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ

B. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ

C. Liệt kê, nói giảm nói tránh

D. Liệt kê, nói quá

4. Tình cảm nổi bật nhất của tác giả tron đoạn thơ là gì?

A. Biết ơn mẹ

B. Thương mẹ

C. Con nợ mẹ

D. Kính trọng mẹ

Câu 2 (0.5 điểm): Người con trong đoạn thơ cảm thấy mình nợ mẹ những gì?

Câu 3 (0.5 điểm): Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

     Con nợ mẹ giọt nước mắt mỗi ngày

Đã rơi xuống để đời con bớt khổ

Câu 4 (1 điểm): Thông điệp của đoạn thơ muốn gửi tới chúng ta là gì?

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta.

Câu 2 (5 điểm): Kể lại bằng lời văn của em câu chuyện Thánh Gióng.


Đề 3

Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

   Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, những khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo vào cả trong giấc ngủ, hiện hữu trong giấc mơ tôi suốt thời thơ ấu. Nhớ làm sao những buổi sáng tinh sương trở dậy, đón bát xôi nếp thơm phức, còn bốc hơi nghi ngút từ bày tay mẹ, cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu thật ấm cúng biết bao. Phải chẳng đó là những khoảnh khắc vô giá của mỗi con người khắc sâu vào miền kí ức để ta nhớ mãi không quên, cho dù cuộc sống đưa đẩy đến những chân trời góc bể nào…”

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự, miêu tả

B. Văn bản miêu tả, biểu cảm

C. Văn bản nghị luận, miêu tả

D. Văn bản thông tin

Câu 2 (0.5 điểm): Tìm từ chỉ không phải chỉ màu sắc mà tác giả sử dụng để tả cảnh mùa thu ở làng quê

A. Màu xanh như ngọc

B. Màu hung hung

C. Màu vàng rực

D. Nồng nồng, ngai ngái

Câu 3 (0.5 điểm): Những cảnh vật nào được tác giả nhắc tới?

A. Bầu trời, cánh đồng, con đường

B. Bầu trời, cánh đồng, dòng sông

C. Bầu trời, con đường, trường học

D. Bầu trời, cánh đồng, bờ đê

Câu 4 (0.5 điểm): Đoạn văn ghi lại cảnh vật và cảm xúc vào thời gian nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa đông

C. Mùa hạ

D. Mùa thu

Câu 5 (0.5 điểm): Từ “hiện hữu” có nghĩa là gì?

A. Đang có, đang tồn tại

B. Đang hiện lên

C. Đã có, đã tồn tại

D. Chưa có, chưa tồn tại

Câu 6 (0.5 điểm): Cụm từ “những sợi rơm vàng óng như tơ” là cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm trợ từ

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn thơ trên, tình cảm mà tác giả dành cho miền quê của mình được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (5 điểm): Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích


Đề 4

Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU

Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu”

"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...

Sau yêu cái chỗ con nằm

Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng

Yêu sao ngang dọc, dọc ngang

Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.

Thêm yêu dìu địu nước hoa

Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng

Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.

Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi

Bao ngày, bao tháng dần trôi

Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.

Để khi con vắng một hôm

Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.

Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

(NGUYỄN CHÍ THUẬT,

Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)

Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ năm chữ

D. Thể thơ bốn chữ

Câu 2. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?

A. Ngày con khóc tiếng chào đời /

Bố thành vụng dại / trước lời hát ru

Cứ "À ơi, / gió mùa thu”

“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...

B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời

Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru

Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”

“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...

C. Ngày con / khóc tiếng chào đời 

Bố thành / vụng dại trước lời hát ru

Cứ "À /ơi, gió mùa thu” 

“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...

D. Ngày con khóc tiếng / chào đời

Bố thành vụng dại trước lời / hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu” /

“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...

Câu 3. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?

A. Con

B. Bao

C. Bố

D. Yêu

Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ấn dụ

D. Liệt kê

Câu 5. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?

A. Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru.

B. Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.

C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi. 

D. Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

Câu 6. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?

A. Viết về tình cảm gia đình

B. Viết theo thể thơ lục bát

C. Diễn tả tâm trạng của người cha

D. Thể hiện tình cảm sâu nặng

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. 

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. 


Đề 5

Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh

B. Thánh Gióng

C. Cây Khế

D. Thạch Sanh

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Cổ tích

B. Tục ngữ

C. Truyền thuyết

D. Ca dao

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 4: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Tục truyền

B. Vợ chồng

C. Mặt mũi

D. Làm ăn

Câu 6. Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai”?

A. Từ mượn Anh - Mỹ

B. Từ mượn Hán Việt

C. Từ mượn Pháp

D. Từ mượn Nga

Câu 7: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Thánh Gióng lớn lên và đi đánh giặc.

B. Thánh Gióng đánh thắng quân giặc và bay về trời.

C. Thánh Gióng được nuôi lớn bởi sự đoàn kết của toàn dân

D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

Câu 8: Giải thích nghĩa của từ tục truyền”.

A. Truyền đạt ý kiến nào đó.

B. Tổ tiên trong gia đình truyền lại một nghề gì đó.

C. Chỉ người có quyền hành

D. Theo dân gian truyền lại.

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Theo em cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

Câu 2 (5 điểm): Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh.