Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 8 có đáp án
Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 8 có đáp án
Đề 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
(SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2, trang 149)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào?
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu
Câu 3. Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
II. PHẦN LÀM VĂN
Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.
Đề 2
Câu 1:
Đọc kĩ những ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngữ liệu 1: Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (1)
(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 19)
Ngữ liệu 2: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (2)
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 37)
1. Những ngữ liệu trên được trích từ các văn bản nào? Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác của các văn bản đó là gì?
2. Những hình ảnh nào của thiên nhiên đã tác động đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong mỗi đoạn thơ trên? Từ việc hiểu hai đoạn thơ và trải nghiệm của bản thân, hãy nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con người. (Thể hiện bằng một đoạn văn không quá ½ trang giấy thi).
Câu 2:
1. Kể tên kèm thể loại của các văn bản nghị luận trung đại đã học.
2. Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2, trang 24)
Lựa chọn hai văn bản nghị luận trung đại đã học để làm rõ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt.
Đề 3
Câu 1:
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
(Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)
a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
b. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
c. Tìm câu chủ đề của đoạn.
d. Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa.
Câu 2: Hãy nói không với tệ nạn ma túy.
Đề 4
Câu 1:
a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.
“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 2: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của tính trung thực.
Câu 3: Kết thúc bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhới
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Tình yêu quê hương trong xa cách, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh quen thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay.
Đề 5
Phần I. Đọc – Hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" ... Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"
(Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD)
1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào?
2. Ai là tác giả của đoạn thơ đó.
3. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
4. Câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
5. Xét về cấu tạo ngữ pháp, từ " mạnh mẽ " thuộc từ gì?
6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
7. Viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?
Phần II. Làm văn
Hãy nói không với tệ nạn xã hội
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 8 có đáp án timdapan.com"