Tổng hợp 15 đề ôn tập học kì 2 Văn 8 có đáp án

Tổng hợp 15 đề ôn tập học kì 2 Văn 8 có đáp án


Đề 1

Câu 1: (2 điểm)

Cho đoạn trích sau:

       "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bàng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"

 (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn, Sách Ngữ văn 8 - tập II)

1. Đoạn trích trên được viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó? (1 điểm)

2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? (1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Hoàn chỉnh nội dung cho bảng sau:

Kiểu câu

Chức năng, đặc điểm hình thức

Câu nghi vấn

 

Câu cảm thán

 

Câu cầu khiến

 

Câu trần thuật

.

Câu phủ định

 

Câu 3: (2 điểm)

1. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. (1 điểm)

2. Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay qui nạp? (1 điểm)

      "Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu...".

(Hoài Thanh)

Câu 4: (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”.

Viết lời giới thiệu về tác giả Tế Hanh, tác phẩm Quê hương để làm sáng tỏ nội dung ý kiến trên.

* Lưu ý: Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh.


Đề 2

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

      Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

      Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua.

(Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục)

1. Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì và đặc điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm)

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm)

3. Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy?

Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) 

Qua nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn từ 7-8 câu suy nghĩ của em về vấn đề Học đi đôi với hành.

Câu 2 (5.0 điểm) 

Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình.


Đề 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào bài làm:

       "... Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

       Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mủi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”.

Câu 1: Phần văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng thể văn gì?

A. Hịch - Trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

B. Chiếu - Trích Chiếu dời đô của Lí Công Ưẩn.

C. Cáo - Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

D. Tấu - Trích Luận học pháp của Nguyễn Thiếp.

Câu 2: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận. Vì sao?

A. Đưa ra lí lẽ để thuyết phục tướng sĩ lựa chọn con đường chiến đấu.

B. Bày tỏ thái độ, tình cảm của tác giả trước quân sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu.

C. Tỏ rõ ý chí chiến đấu chống kẻ thù của toàn thể tướng sĩ.

D. Kể rõ tội ác của kẻ cướp nước.

Câu 3: Câu: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Hành động trình bày.

B. Hành động ước kết.

C. Hành động bộc lộ cảm xúc.

D. Hành động tuyên bố.

Câu 4: Câu văn: “Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?” thuộc kiểu câu nào? Dùng để thực hiện kiểu hành động nói nào?

A. Câu trần thuật - để nhận định.

B. Cầu cầu khiến - để ra lệnh.

C. Câu nghi vấn - để thực hiện hành động phủ định.

D. Câu cảm thán - để bộc lộ cảm xúc.

Câu 5: Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản trên là gi?

A. Lí  lẽ chặt chẽ.

B. Lí lẽ chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh.

C. Lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng sắc sảo.

D. Lí lẽ chặt chẽ, sắc bén, câu văn giàu cảm xúc.

Câu 6: Văn bản nào sau đây không thuộc thời kì hiện đại?

A. Ngắm trăng

B. Đi đường

C. Hịch tướng sĩ

D. Thuế máu

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

        Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ Đi đường của Bác, em có thế rút ra được gì cho bản thân? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)

Câu 2: (5 điểm)

       Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên.


Đề 4

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (1.0 điểm)

b. Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lòng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng điều gì? (1.0 điểm)

c. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (1.0 điểm)

Câu 2 (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

- Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao – Lão Hạc)

a. Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (1.0 điểm)

b. Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào hội thoại (1.0 điểm)

c. Xác định hành động nói các câu sau (1.0 điểm)

- Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

Câu 3 (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.


Đề 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”

(Sách Ngữ văn 8, tập II)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

A. Nhớ rừng - Thế Lữ

B. Quê hương - Tế Hanh

C. Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

D. Khi con tu hú -Tố Hữu

Câu 2: Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào?         

A. Tự sự                 B. Miêu tả

C. Biểu cảm            D. Nghị luận

Câu 3: Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?

A. Người dân chài

B. Tác giả

C. Chiếc thuyền

D. Tác giả và người dân chài

Câu 4: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?

A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

A. Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả.

B. Người dân chài đầy vị mặn.

C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng.

D. Cả A và C.

Câu 6: Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?

A. Hùng tráng, kì vĩ.

B. Lãng mạng, anh hùng,

C. Vừa chân thực, vừa lãng mạn.

D. Vừa chân thực, vừa hào hùng.

Câu 7: Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh                   B. Nhân hoá

C. Nói quá                   D. Hoán dụ

Câu 8: Đoạn thơ trên nói về cảnh gì?

A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

B. Cảnh đoàn thuyền trở về bến.

C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

D. Cảnh đợi chờ thuyền trở về của người dân chài.

Câu 9: Cụm từ nào thể hiện tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của người dân chài chất phác, hồn hậu?

A. Ồn ào trên bến đỗ .

B. Tấp nập đón ghe về

C. Nhờ ơn trời.

D. Những con cá tươi ngon

Câu 10: Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?

A. Chài, bến, cá.

B. Thuyền, chài, lưới.

C. Bến, cá, chất muối

D. Biển, xa xăm, thớ vỏ.

* Đọc câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” và trả lời câu hỏi 11, 12.

Câu 11: Câu trên thuộc kiểu câu gì?

A. Câu trần thuật

B. Câu nghi vấn

C. Câu cảm thán

D. Câu cầu khiến

Câu 12: Câu trên thuộc kiểu hành động nói nào?

A. Trình bày

B. Bộc lộ cảm xúc

C. Hỏi

D. Điều khiển

II. PHẦN T LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trần thuật, câu cảm thán nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng.

Câu 2: (5 điểm)

Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”. Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.


Đề 6

Câu 1: (2.0 điểm)

Hoàn thành chính xác những dòng thơ còn thiếu trong đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

…………………………………………..

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

…………………………………………..

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

(Tế Hanh – Quê hương)

a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

b. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đoạn thơ trên.

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

b. Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói của dòng thơ “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

Câu 3: (6.0 điểm)

Trường học, nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi ở trường em đang theo học.


Đề 7

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Bài Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến chủ đề của tác phẩm? 

b) Đọc đoạn văn sau:

      Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...

 (Nam Cao, Lão Hạc)

Hãy cho biết đoạn văn trên thể hiện hành động gì? Ý nghĩa của hành động đó?

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách nào? 

        Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điểu kiện giây mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy...

 (Theo Hồ Chí Minh)

b) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) với chủ đề: Mùa hè. Trong đó có luận điểm: Vậy là mùa hè đã đến! Bài viết sử dụng câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định thích hợp.

Câu 3. (5,0 điểm)

Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta ” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.


Đề 8

I. PHẦN I (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

(Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

“Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” xét theo mục đích nói, hãy xác định kiểu câu và chức năng (1 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Phân tích vai xã hội trong đoạn trích

Câu 3: (1.0 điểm) Vận dụng

“Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát”, nêu hai trường hợp thay đổi trật tự từ trong câu mà ý nghĩa câu không đổi.

Câu 4: (3.0 điểm) Vận dụng

Từ thái độ của tên cai lệ, hãy nêu thái độ của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ trong tác phấm Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về cuộc sống người dân dưới ách đô hộ của thực dân.

II. TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) 

Nhà văn M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.


Đề 9

I. PHẦN I (5 điểm)

Hình dáng dòng sông đã trở thành dòng chủ lưu trong những vần thơ viết về quê hương của nhà thơ Tế Hanh:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Ghi lại nhan đề bài thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng

Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong các câu thơ in đậm? Hãy diễn đạt lại những cảm nhận của em về cảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá bằng một đoạn văn khoảng 8 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định.

Câu 3: (2.0 điểm) Thông hiểu

Xét theo mục đích nói, câu cuối cùng của khổ thơ thuộc kiểu câu gì?

II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với vận mệnh đất nước.


Đề 10

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

      Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

      Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua

(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Câu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những nội dung nào trong đoạn trích?

Câu 5: (1.0 điểm) Vận dụng

Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lựa chọn một mục đích học tập đúng đắn. Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy?

II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên thế nào? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một bài văn nghị luận.


Đề 11

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc – Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.

Song hào kiệt đời nào cũng có…”

(Trích Nước ta Đại Việt ta – Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục, 2016)

Câu 1: Đoạn văn bản trên do ai sáng tác và được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Đoạn trích là phần mở đầu có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, theo em khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lý nào?

Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu 5,6 và nêu rõ tác dụng của chúng.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Chép thuộc bài thơ Đi đường của Hồ chủ tịch (dịch thơ). Qua bài thơ em rút được bài học gì cho bản thân (viết đoạn văn 5-7 câu)

Câu 2: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.


Đề 12

I. Phần Văn bản (3.0 điểm)

Câu 1 (1.00 điểm)

Chép nguyên văn phần phiên âm (hoặc dịch thơ) bài Vọng nguyệt (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh          

Câu 2 (1.00 điểm)

Bài thơ Vọng nguyệt được viết theo thể thơ gì? Trích trong tập thơ nào? Tập thơ có bao nhiêu bài? Được viết trong thời gian nào?                     

Câu 3 (1.00 điểm)

Em hiểu thế nào về nội dung của bài thơ?                            

II. Phần Tiếng Việt (2.00 điểm)

          … “Cạnh chõng, nghi ngút một đám khói bay.

          Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch chân vào cột, và dặn thằng Dần:

                   - Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.

          Vừa nói, nó vừa tung tăng chạy đến rổ bát, lục lấy hai cái to và một đôi đũa, đem lại. Bới từ trôn rổ bới lên, nó gắp những mẩu khoai to xếp đầy hai bát. Bằng cái dáng bộ vui vẻ, nhẹ nhàng, nó đặt một bát lên chõng:

                   - Mời u xơi khoai đi ạ!

          Rồi nhanh nhảu, nó bưng một bát, bước qua tấm phản cập kênh ngửa cổ để lên bàn thờ, và quay xuống, nó bảo thằng Dần:

                   - Bát này chị để phần thầy đấy nhé! Chốc nữa thầy về thầy ăn. Đứa nào ăn “vèn” của thầy thì chị không cho đi chơi với chị” …

                                                                                                            (Ngô Tất Tố)

Câu 1 (1.00 điểm).

Xác định kiểu câu và hành động nói của các câu in đậm trong đoạn văn trên.

Câu 2 (1.00 điểm).

Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu sau:

          “Vừa nói, nó vừa tung tăng chạy đến rổ bát, lục lấy hai cái to và một đôi đũa, đem lại. Bới từ trôn rổ bới lên, nó gắp những mẩu khoai to xếp đầy hai bát.”

III. Tập làm văn (5.00 điểm)

Tình yêu và nỗi nhớ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.


Đề 13

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

(Bản dịch Ngắm trăng)

Câu 1: (1 điểm)

Hoàn thành phần phiên âm và dịch nghĩa bài thơ

Câu 2: (0.5 điểm)

Xác định tên bài thơ và tác giả.

Câu 3: (0.5 điểm)

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Xác định phương thức biểu đạt chính, thể loại của bài thơ?

Câu 4: (1.0 điểm)

So sánh bản dịch thơ với nguyên tác để thấy những diễn đạt chưa đạt của bản dịch thơ.

Câu 5: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối bài, trong đó có một câu cảm thán, xác định câu cảm thán và chức năng của câu đó trong đoạn văn.

II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

“Văn học và tình thương” Chứng minh rằng văn học dân tộc luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.


Đề 14

Phần I. Đọc hiểu (2.0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng cũng có”.

1. Xác định tên tác giả, tác phẩm đoạn trích trên? (0.5 điểm)

2. Nhận định dưới đây về đoạn trích trên đúng hay sai? (1.0 điểm)

A. Thuộc thể loại cáo

B. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả

C. Khẳng định nền độc lập chủ quyền về lịch sử lâu đời

D. Câu “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập”, trật tự từ sắp xếp theo dòng thời gian lịch sử

3. Nối cột A với cột B sao cho đúng. (0.5 điểm)

A.

1. Không mày thì còn ai vào đây nữa?

2. Cậu ăn cơm chưa?

B.

a. Hỏi

b. Bộc lộ cảm xúc

c. Khẳng định

Phần II. Làm văn

Câu 1: (3.0 điểm)

Bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc. Em hãy viết đoạn văn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ. Từ đó rút ra bài học gì trong cuộc sống (đoạn văn từ 7-9 câu, có sử dụng câu cầu khiến)

Câu 2: (5.0 điểm)

Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Từ câu nói của Người, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước.

Bài giải tiếp theo