Còn bao nhiêu ngày đến Tết 2023
Tết nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm và được hàng triệu người dân mong đợi. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa sẽ đến Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Hãy cùng TimDapAnđếm ngược thời gian để đón chào năm mới 2022.
Đếm ngược lịch nghỉ Tết
Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.
Thời gian nghỉ tết cũng chính là khoảng thời gian được đông đảo mọi người mong chờ nhất từ các em nhỏ, học sinh, cho đến những người trưởng thành, các cụ già. Tết là thời gian mà mọi thành viên trong gia đình được đoàn tụ, sum vầy dù cho trong năm có bôn ba làm ăn nơi đâu thì vẫn sẽ “đi để trở về với gia đình” về với những món ăn đặc trưng do bà, mẹ hay chị nấu về với nồi bánh trưng sôi sùng sục bốc khói nghi ngút, về với chợ quê tấp nập những người đi chơi tết, về với những tiếng nói cười đùa khi cùng đàn em lau dọn nhà cửa chiều 30,….
Những công việc cần chuẩn bị trong dịp Tết nguyên đán
1. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. Suy xét bản thân sau một năm, xem đã làm được việc gì tốt, việc gì xấu. Để từ đó điều chỉnh bản thân.
Theo phong tục dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo về thiên đình, thông báo lại những việc xảy ra trong năm cũ. Người Việt từ xa xưa đã có tục lệ làm mâm cơm cúng, tiễn 3 vị thần cai quản trong bếp.
Theo đó, cứ đến ngày 23, 24 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Nên khi cúng người ta hay cúng đồ ngọt như chè, bánh mật... để Táo quân ăn, khi lên báo cáo thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ…
- Hướng dẫn cách làm lễ cúng Táo quân
- Cách dọn dẹp nhà bếp để lễ cúng ông Công ông Táo được trọn vẹn
- Hướng dẫn cách dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cơ bản
- Văn khấn ông Công ông Táo
2. Cúng Tất Niên 2022
Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết trước lễ cúng giao thừa. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau dọn ban thờ, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v.
- Chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên
- Bài văn khấn cúng Lễ Tất niên cuối năm
- Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng phong tục truyền thống
3. Lễ cúng Giao Thừa 2022 - 2023
Trong đêm Giao thừa mọi nhà phải làm lễ cúng đêm giao thừa. Lễ Giao thừa được cúng vào đúng giờ chính tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.
Gia chủ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành bằng cách thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến. Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới. Xưa kia người ta cúng Giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng Giao thừa ở thôn xóm nữa.
Ngày nay, các gia đình thường cúng lễ Giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn với chiếc bàn nhỏ và mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.
- Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa
- Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời
- Văn khấn cúng giao thừa trong nhà
4. Cúng ngày mùng 1, 2, 3 Tết
Mọi người thường cho rằng, ngày đại cát chính là ngày mùng 1 Tết. Do đó, hầu hết các gia đình thường xem hướng, ngày, giờ xuất hành vào ngày mùng 1 Tết để có thể cầu được may mắn và tài lộc cho cả một năm. Có nhiều người chọn lúc sau giao thừa xuất hành luôn hoặc là chọn giờ Hoàng đạo để tiến hành xuất hành.
Cúng hóa vàng mùng 3 Tết
Theo truyền thống xưa, hầu hết từ ngày 29- 30 Tết, các gia đình Việt đã làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Trong những ngày Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.
Đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Trên đây là những công việc chính quan trọng trong dịp Tết nguyên đán mọi nhà đều phải làm. Tuy nhiên để cho Tết thêm chu đáo và ý nghĩa thì vẫn còn rất nhiều công việc quan trong khác như đi chạp mộ, làm lễ dâng sao giải hạn để cầu một năm mới bình an, các cách chăm sóc sức khỏe vào dịp tết... Tất cả những thông tin quan trọng về tết đã được TimDapAntổng hợp trên chuyên mục Tết nguyên đán, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích về tết chuyên mục này.
Tham khảo chuyên mục: Tết Nguyên Đán 2023