Chưa cắt phụ cấp thâm niên giáo viên từ 01/7/2020?
Dự kiến chưa cắt phụ cấp thâm niên từ 1/7
Từ 1/7/2020 Luật giáo dục sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành và 1 trong những điều được giáo viên quan tâm nhất là còn được hưởng phụ cấp thâm niên sau 1/7 nữa hay không do vừa qua đã có thông tin đề xuất Quốc hội về việc dừng tăng lương cơ sở 2020.
- 4 quy định về nâng chuẩn giáo viên nên biết
- Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè
1. Luật Giáo dục 2019 quy định về phụ cấp thâm niên như thế nào?
Hiện hành, Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi bổ sung) quy định: "Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ".
Luật Giáo dục 2019 quy định: "Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Như vậy:
Hiện tại, Thu nhập giáo viên = Tiền lương theo hệ số + phụ cấp ưu đãi theo nghề + phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác (nếu có)
Theo Luật Giáo dục 2019: Thu nhập giáo viên = Tiền lương theo vị trí việc làm + phụ cấp đặc thù nghề .
Có thể thấy, Luật Giáo dục 2019 được xây dựng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 đó là sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề và xây dựng tiền lương theo vị trí việc làm.
2. Chưa cắt phụ cấp thâm niên với giáo viên từ 01/7/2020?
Nếu thực hiện theo đúng lộ trình, quy định mới về tiền lương của giáo viên sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 (ngày Luật giáo dục 2019 có hiệu lực).
Dễ dàng nhận thấy, để thực hiện được chế độ tiền lương mới của giáo viên thì cần các điều kiện sau:
- Đã xây dựng được các bảng lương mới theo vị trí việc làm (không còn sử dụng lương cơ sở và hệ số lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 nữa).
- Đã xây dựng được quy định về phụ cấp đặc thù nghề khi sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018.
Tuy nhiên tính đến hôm nay (08/6/2020) thì:
- Các bảng lương mới theo vị trí việc làm, việc sắp xếp lại các loại phụ cấp mới chỉ được xây dựng ở giai đoạn lấy ý kiến của cơ quan quan ngành (chưa đưa ra dự thảo để lấy ý kiến người dân).
- Do ảnh hưởng của Covid-19, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội dừng tăng lương cơ sở từ 01/7/2020, kéo theo đó là việc xem xét chưa cải cách tiền lương công chức từ năm 2021 (theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân).
Như vậy, có thể nói thời điểm 1/7/2020, phụ cấp thâm niên của giáo viên vẫn chưa bị cắt, giáo viên vẫn hưởng lương theo hệ số tính trên mức lương cơ sở dự kiến là 1.490.000 đồng/tháng khi Quốc hội chính thức đồng ý dừng tăng lương cơ sở cho đến khi có quyết định mới.
- Bảng lương giáo viên mới nhất
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Cách xếp lương và bảng lương giáo viên Tiểu Học từ ngày 20/3/2021
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn hưởng lương như thế nào?
- Chính thức: Giáo viên Tiểu Học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
- Bảng lương giáo viên Mầm non và cách tính lương giáo viên 2021
- Lương giáo viên mầm non sẽ tăng mạnh sau Tết Nguyên Đán 2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Tìm Đáp Án.