Cách đánh bóng đồ đồng trên ban thờ
Cách đánh bóng đồ đồng trên ban thờ
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh việc mua sắm, trang hoàng lại cho bàn thờ gia tiên thì mọi người cũng chú ý đến việc lau chùi đánh bóng lại những vật dụng thờ cúng để sắp xếp bài trí bàn thờ gia tiên để chuẩn bị đón Tết. Trong bài viết dưới đây TimDapAnsẽ hướng dẫn các bạn cách đánh bóng đồ đồng trên ban thờ để các bạn cùng tham khảo.
Những điều kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ ngày Tết
Ngày nay điều kiện kinh tế khá giả nên mỗi gia đình trên bàn thờ gia tiên phần lớn được bày một vài hoặc cả bộ đồ thờ bằng đồng. Với đặc tính của kim loại đồng dễ oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, bụi bẩn đặc biệt là với môi trường có độ ẩm cao như nước ta... vì vậy sau một thời gian sử dụng các vật dụng sẽ bị xỉn màu và xuống sắc.
Làm sao để làm sáng bóng đồ thờ bằng đồng để các vật dụng bằng đồng sáng bóng lại được như xưa? Trong bài viết này TimDapAnsẽ hướng dẫn cách làm sáng bóng đồ thờ cúng đơn giản nhất để các bạn bày biện lại ban thờ ngày Tết cho đẹp mắt.
Công việc đầu tiên trước khi làm sáng bóng những vật dụng bằng đồng là lau chùi và làm sạch cơ học... với đỉnh đồng, hạc đồng hoặc chân nến đồng nếu bị dính sáp nến thì phải hơ nóng qua lửa để sáp nến chảy ra khỏi bề mặt.
Hướng dẫn cách làm sáng bóng đồ thờ cúng
Nguyên vật liệu chuẩn bị: Miếng rửa bát hoặc giẻ mềm, dấm, muối, chanh, mật ong hoặc hóa chất làm sạch tùy từng cách.
Dưới đây là một số mẹo làm sạch đồ đồng thờ cúng cực kỳ đơn giản.
1. Sử dụng giấm ăn
Dùng khăn mềm hoặc miếng rửa bát nhúng dấm ăn sau đó chà mạnh vào bề mặt của vật dụng bằng đồng, sau khi lau chùi đánh bóng toàn bộ, chúng ta rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
2. Dùng muối hạt và giấm ăn
Dùng muối hạt hòa vào nước đun sôi, sau đó pha một ít dấm ăn vào quấy đều, dùng khăn mềm hoặc miếng rửa bát nhúng vào dung dịch vừa pha chà mạnh lên bề mặt vật dụng bằng đồng. Sau khi đánh bóng, lau chùi xong chúng ta rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
3. Dùng chanh
Dùng vải mềm hoặc miếng rửa bát nhúng vào nước chanh nguyên chất sau đó chà mạnh lên bề mặt vật dụng bằng đồng. Sau khi chà xong toàn bộ chúng ta rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm. Nước chanh sẽ đánh bật các vết ố bẩn trên bề mặt đồng.
4. Dùng mật ong
Dùng mật ong thoa đều lên bề mặt vật dụng bằng đồng sau đó dùng khăn sạch hoặc miếng rửa bát chà mạnh... cuối cùng chúng ta dùng nước ấm rửa lại rồi dùng vải mềm lau khô.
5. Dùng các sản phẩm chuyên dụng
Sử dụng sản phẩm chuyên dụng để đánh bóng đồ đồng làm từ hóa chất có bán tại các cửa hàng đồ đồng, khả năng làm sạch cực tốt, hiệu quả tiết kiệm thời gian.
Cách chống xỉn màu đồng: xi Cana (sáp đánh bóng xe hơi) và RP7. Xịt RP7 lên rồi lau khô bề mặt -> chống oxi hóa. Lau qua lớp sáp Cana rồi chờ khô lau lại -> tăng bóng, chống ẩm.
Giải thích: Chanh, giấm có chứa acid citric (chanh), acid acetic (giấm) -> phản ứng hòa tan oxit đồng. Việc rửa nước ấm: tăng khả năng hòa tan muối đồng, loại bỏ nó ra khỏi bề mặt.
RP7: dung dịch có chứa benzotriazole, một chất chống oxi hóa tốt cho đồng và sắt.
Cana: sáp có chứa polysiloxane tạo màng kỵ nước.
Trên đây là một số mẹo đơn giản giúp làm sạch và sáng bóng vật dụng bằng đồng, nhằm giúp gia chủ đỡ vất vả và tốn kém trong việc sửa soạn trang hoàng lại không gian tâm linh.
Cần lưu ý rằng dù làm sạch bằng cách nào thì bước đầu tiên chúng ta cần làm là phải xử lý hết các sáp nến và vết bẩn cứng đầu bám vào vật dụng bằng đồng giúp cho quá trình đánh bóng dễ dàng hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ có được một bàn thờ gia tiên sạch sẽ sáng bóng như ý.
Ngoài việc đánh bóng đồ đồng ban thờ, các gia đình Việt Nam thường sắp xếp mâm ngũ quả để dâng lên ban thờ. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cũng rất đơn giản, không có gì quá phức tạp. Bên cạnh đó, các gia đình còn chuẩn bị cả mâm cơm cúng Tất niên cuối năm và cúng giao thừa cuối năm. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn Tất niên cuối năm và bài văn khấn giao thừa ngoài trời, văn khấn giao thừa trong nhà mà chúng tôi chuẩn bị.