Bỏ phụ cấp độc hại từ 2021

Bùi Thế Hiển
Admin 10 Tháng tư, 2021

Sắp tới, công chức viên chức không được hưởng phụ cấp độc hại. Theo tinh thần của Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, đến năm 2021 sẽ “khai tử” nhiều khoản phụ cấp. Một trong số đó là phụ cấp độc hại, nguy hiểm?

1. Tăng mức hưởng phụ cấp độc hại từ 1/7/2020

Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm của công chức áp dụng với công chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Trong đó, theo Điều 1 Thông tư số 07 năm 2005, Bộ Nội vụ quy định các đối tượng sau sẽ được hưởng phụ cấp độc hại:

- Công chức kể cả dự bị, tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Công chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Cũng tại Thông tư 07 này, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính dựa vào mức lương cơ sở, theo công thức:

Phụ cấp độc hại = Mức lương cơ sở x Hệ số

Trong đó:

Hệ số của loại phụ cấp này gồm 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4.

Mức lương cơ sở trong năm 2020 được tính theo 02 giai đoạn:

- Từ nay đến ngày 30/6/2020: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP);

- Từ ngày 01/7/2020 trở đi: Mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 86 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020).

Như vậy, sắp tới, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm của công chức sẽ tăng do mức lương cơ sở tăng. Dưới đây là chi tiết mức hưởng của công chức trong năm 2020:

STT

Đối tượng hưởng

Hệ số

Mức hưởng

(đồng/tháng)

Đến 30/6/2020

Từ 01/7/2020

1

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh

- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

0,1

149,000

160,000

2

Làm việc ở nơi có 02 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,2

298,000

320,000

3

Làm việc ở nơi có 03 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,3

447,00

480,000

4

Làm việc ở nơi có tất cả các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,4

596,000

640,000

Căn cứ bảng trên có thể thấy, từ 01/7/2020, mức hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm của công chức tăng hơn so với thời điểm hiện nay.

Đồng thời, phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Mức hưởng thì được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm, cụ thể:

Làm việc dưới 04 giờ/ngày: Tính là ½ ngày làm việc;

Làm việc từ 04 giờ trở lên/ngày: Tính là làm việc cả ngày.

2. Đến 2021, sẽ không còn phụ cấp độc hại nữa?

Mặc dù từ 01/7/2020, mức hưởng phụ cấp độc hại sẽ tăng do mức lương cơ sở tăng nhưng tại Nghị quyết 27, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thấy hiện đang có quá nhiều loại phụ cấp khiến phát sinh nhiều bất hợp lý và chưa phát huy được năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc.

Do đó, thời gian tới sẽ phải sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành. Riêng phụ cấp độc hại, nguy hiểm, theo tinh thần của Nghị quyết này sẽ được gộp chung với phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và được gọi chung là phụ cấp theo nghề.

Như vậy, từ năm 2021, không còn tên gọi phụ cấp độc hại nữa mà những công chức phải làm nghề, công việc với điều kiện độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng phụ cấp theo nghề. Tuy nhiên, quy định này cũng mới chỉ là chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Và mức hưởng của phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.


Xem thêm