Hướng dẫn cách lập thang bảng lương theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Bùi Thế Hiển
Admin 14 Tháng sáu, 2022

Ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được áp dụng từ ngày 01/7/2022. Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo 4 vùng. Khi mức lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ có sự điều chỉnh như vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải xây dựng lại Thang bảng lương mới để phù hợp.

1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/7/2022

Nghị định 38 quy định mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 như sau:

- Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.

- Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.

- Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.

- Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng

Theo quy định cũ tại Nghị đinh 90/2019.NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Nhưng hiện nay theo Nghị định 38 đã bỏ quy định này

2. Cách xây dựng Thang bảng lương

Bộ luật lao động 2019 quy định:
 
Điều 90. Tiền lương
 
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
 
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
 
Điều 91. Mức lương tối thiểu
 
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
 
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
 
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
 
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
 
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
 
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

3. Cách lập các bậc lương trên Thang bảng lương

Như vậy dựa vào các mục trên thì ta có thể xây dựng Thang bảng lương theo từng bậc dựa trên các vị trí công việc như sau:
 
3.1 Đối với các công việc không cần qua đào tạo nghề như tạp vụ, bảo vệ thì Bậc 1 sẽ không thấp hơn:
 
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.
 
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.
 
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.
 
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng
 
3.2 Đối với các công việc cần qua đào tạo nghề
 
Theo quy định mới thì các vị trí công việc này không còn cần phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu, tuy nhiên để đảm bảo sự khác biệt giữa các bậc lương thì doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng mức 7%, như thế thì Bậc 1 sẽ không thấp hơn:
 
- Vùng I: 5.007.600 đồng/tháng.
 
- Vùng II: 4.451.200 đồng/tháng.
 
- Vùng III: 3.894.800 đồng/tháng.
 
- Vùng IV: 3.477.500 đồng/tháng
 
3.3 Từ Bậc 2 trở đi:
 
Hiện nay theo quy định mới thì việc xác định các Bậc lương do doanh nghiệp tự lập, không như trước đây theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì yêu cầu khoản cách giữa các bậc phải ít nhất là 5%. Nên nếu các bạn không muốn lấy mức khác thì có thể lấy mức này để phù hợp
 
Như vậy theo đó ta có thể xác định bậc 2 như sau:
 
Công việc Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo
Vùng I 4.914.000 5.257.980
Vùng II 4.368.000 4.673.760
Vùng III 3.822.000 4.089.540
Vùng IV 3.412.500 3.651.375
 
Lưu ý: các bạn có thể làm tròn số nhé
 
3.4 Thang bảng lương mẫu
 

CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC

BẬC LƯƠNG

 

I

II

III

IV

V

VI

VII

01, Giám đốc
- Mức lương

8.000.000

8.400.000

8.820.000

9.270.000

9.740.000

   

02. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
- Mức lương

7.000.000

7.350.000

7,720.000

8.110.000

8.520.000

   

03. Nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật
- Mức lương

5,500,000

5,775,000

Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng

04. Nhân viên văn phòng
- Mức lương

5.007.600

5.257.980

Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%

4. Đăng ký thang bảng lương

Hiện nay Bộ luật lao động 2019 đã bỏ quy định phải đăng ký Thang bảng lương nên doanh nghiệp chỉ cần ban hành TBL trong nội bộ và lấy ý kiến của công đoàn cũng như đại diện nhân viên.


Xem thêm