Bài 6: Em làm được những gì?


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dạng toán tính nhẫm

- Vận dụng các phương pháp về phép cộng và phép trừ đã học để thực hiện

- Ví dụ:

7 + 9 = 7 + 3 + 6 = 16

12 - 6 = 12 - 2 - 4 = 6

50 + 40 = 90

1.2. Thực hiện các phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100)

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép cộng: lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.

- Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm 1 vào hàng chục.

- Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì em cần thực hiện phép trừ có nhớ.

- Ví du: 

45 + 48 

Vậy 45 + 48 = 93

80 - 35 

Vậy 80 - 35 = 45

1.3. Dạng toán đố

Vận dụng các phép tính cộng, trừ để giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và thời gian (đo độ dài, cộng trà các số đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; xem lịch, xem đồng hồ).

Bài tập minh họa

Câu 1: Đặt tính và tính 52 - 18

Hướng dẫn giải

Vậy phép toán đã cho có giá trị bằng 34

Câu 2: Tính nhẩm 60 + 40

Hướng dẫn giải

Nhẩm 6 chục + 4 chục = 10 chục

Vậy 60 + 40 = 100.

Câu 3: Cửa hàng có 41 quyển vở, buổi sáng cửa hàng bán được 14 quyển vở. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu quyển vở?

Hướng dẫn giải

Cửa hàng đó còn lại số quyển vở là:

41 - 14 = 27 (quyển vở)

Đáp số: 27 quyển vở.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập liên quan phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100

Bài học tiếp theo

Bài 7: Thu thập, phân loại, kiểm đếm
Bài 8: Biểu đồ tranh
Bài 9: Có thể, chắc chắn, không thể?
Bài 10: Ngày, giờ
Bài 11: Ngày, tháng
Bài 12: Em làm được những gì?

Bài học bổ sung