Bài 49: Các số tròn trăm, tròn chục


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

- Các số 100, 200, 300,... 900, 1000 là các số tròn trăm

- Các số 10, 20, 30,... 990, 1000 là các số tròn chục

- Các số tròn chục đều có đơn vị là 0

Ví dụ: Các số tròn trăm từ 100 đến 1 000 là:  

• 100 (đọc là một trăm);                              • 200 (đọc là hai trăm);

• 300 (đọc là ba trăm);                                • 400 (đọc là bốn trăm);

• 500 (đọc là năm trăm);                             • 600 (đọc là sáu trăm);

• 700 (đọc là bảy trăm);                              • 800 (đọc là tám trăm);

• 900 (đọc là chín trăm);                             • 1 000 (đọc là một nghìn) .

1.2. Các dạng bài tập

- Đọc và viết số tròn chục, tròn trăm

+ Đọc số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải.

+ Từ cách đọc số, em viết được số tròn chục có ba chữ số thỏa mãn.

+ Số tròn chục là số có hàng đơn vị là chữ số 0.

-Thứ tự các số tròn chục: Ghi nhớ thứ tự các số tròn trăm, tròn chục

Bài tập minh họa

Câu 1: Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Hướng dẫn giải

Đếm bớt đi 1 trăm hay 100 đơn vị rồi viết các số tròn trăm theo thứ tự giảm dần.

Câu 2: Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Hướng dẫn giải

Đếm thêm 1 chục hay 10 đơn vị rồi viết các số tròn chục theo chiều mũi tên theo thứ tự tăng dần.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Nhận biết và nắm được các đọc, viết số tròn trăm, tròn chục.

- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập

Bài học tiếp theo

Bài 50: So sánh các số tròn trăm, tròn chục
Bài 51: Số có ba chữ số
Bài 52: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Bài 53: So sánh các số có ba chữ số
Bài 54: Luyện tập chung

Bài học bổ sung