Bài 3: Khi trang sách mở ra
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Chia sẻ với bạn một vài điều thú vị em đọc được từ sách theo gợi ý:
Cuốn sách Tiếng Việt 2 tập 1 là một cuốn sách đem tới cho em rất nhiều bài học đáng quý. Bài học về tình cảm gia đình, về bạn bè, nhà trường,... mỗi thông tin mỗi bài học đều khiến em thêm hiểu và yêu thế giới này, yêu những người và những điều bé nhỏ xung quanh mình.
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
Khi trang sách mở ra
(Trích)
Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại.
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn.
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió.
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Trang sách không nói được
Sao em nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.
Nguyễn Nhật Ánh
Câu 1: Mỗi sự vật dưới đây có ở khổ thơ nào?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2: Theo em, bạn nhỏ có thể nghe được những gì từ sách?
Thông qua những trang sách, bạn nhỏ có thể nghe thấy rất nhiều điều thú vị từ thế giới xung quanh.
Câu 3: Nhà thơ muốn nói với các bạn nhỏ điều gì?
Nhà thơ muốn nhắn nhủ với các bạn nhỏ là cần phải chăm đọc sách, yêu quý và gìn giữ những cuốn sách.
1.2.2. Viết
a) Viết chữ hoa O
- Cấu tạo: Gồm nét cong kín
- Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa hai ĐK ngang 3, 4 viết nét cong kín. Khi chạm điểm đặt bút thì lượn vòng vào trong và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 3 (ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ O và nét lượn vòng)
b) Viết ứng dụng: Ong chăm làm mật
Em viết lần lượt các từ trong câu ứng dụng theo thứ tự
1.2.3. Luyện từ
Tìm từ ngữ chỉ đồ vật trong các đoạn thơ dưới đây:
a. Bé có nhiều bạn bè
Nằm ngoan trong chiếc cặp
Gầy nhom là cây thước
Thích sạch là thỏi gôm.
Những trang sách giấy thơm
Biết rất nhiều chuyện kể
Cây bút cùng quyển vở.
Chép không thiếu một lời.
Thanh Nguyên
* Giải nghĩa từ khó
• Thỏi gôm: cục tẩy.
b. Nào bàn nào ghế
Nào Sách nào vở
Nào mực nào bút
Nào phần nào bảng.
Cả tiếng chim vui
Trên cành cây cao...
Hoàng Vân
a. cặp, cây thước, thỏi gôm, quyển sách, cây bút, quyển vở
b. bàn, ghế, sách, vở, mực, bút, phấn, bảng
1.2.4. Luyện câu
Đặt và trả lời câu hỏi về công dụng của các đồ dùng học tập ở bài tập 3.
M: – Cây thước dùng để làm gì?
-> Cây thước dùng để kẻ.
Đồ vật | Câu hỏi | Trả lời |
Cặp | Cái cặp dùng để làm gì? | Cái cặp dùng để đựng đồ dùng học tập |
Cây thước | Cây thước dùng để làm gì? | Cây thước dùng để kẻ |
Cây bút | Cây bút dùng để làm gì? | Cây bút dùng để viết |
Thỏi gôm (tẩy) | Thỏi gôm dùng để làm gì? | Thỏi gôm dùng để tẩy những nét bằng bút chì |
Quyển sách | Quyển sách dùng để làm gì? | Quyển sách dùng để đọc và thu lượm những kiến thức mới |
Quyển vở | Quyển vở dùng để làm gì? | Quyển vở dùng để ghi chép những bài học |
Bàn | Cái bàn dùng để làm gì? | Cái bàn để làm nơi học tập |
Ghế | Cái ghế dùng để làm gì? | Cái ghế dùng để ngồi |
Mực | Lọ mực dùng để làm gì? | Lọ mực dùng để bơm mực viết bài |
Phấn | Viên phấn dùng để làm gì? | Viên phấn dùng để viết bảng |
Bảng | Bảng dùng để làm gì? | Bảng dùng để viết nội dung bài học |
Bài tập minh họa
Trao đổi về lợi ích của việc đọc sách.
- Sách giúp em mở mang kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết
- Sách dạy em biết yêu Tổ quốc, yêu thương gia đình, yêu thầy cô, bè bạn.
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó là Sách là người bạn đem đến cho em những điều hiểu biết mới mẻ, thú vị.
+ Biết được từ chỉ đồ vật, màu sắc