Bài 3: Bà nội, bà ngoại
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Nói một vài điều em biết về ông bà hoặc người thân của em theo gợi ý:
- Ông nội.
Ông nội em là ông Minh. Ông em trước đây là một thợ may nổi tiếng. Hiện tại, ông em ở nhà bán hàng tạp hóa. Ông thường kể chuyện cười và dạy em nhiều bài học trong cuộc sống. Em rất yêu quý ông.
- Bà ngoại:
Bà ngoại em trước đây làm việc ở hợp tác xã nông nghiệp. Hiện nay, bà ở nhà nội trợ. Bà em nấu ăn rất ngon. Em rất thích những khi được nghe bà kể chuyện cổ tích. Em rất yêu quý bà.
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
Bà nội, bà ngoại
(Trích)
Bà ngoại bên quê mẹ
Bà nội bên quê cha.
Cháu yêu cha, yêu mẹ
Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối
Yêu cháu, bà trồng ng
Chẳng nghĩ mình cao tuổi.
Tết cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại
Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.
Nguyễn Hoàng Sơn
a) Cùng tìm hiểu:
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội và bà ngoại.
Những từ ngữ chỉ tình cảm của bạn nhỏ với bà nội và bà ngoại là: thương, nhớ
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ?
Những chi tiết cho thấy hai bà rất yêu bạn nhỏ là:
- Bà ngoại: Đã cao tuổi nhưng vẫn trồng na để cháu được ăn (Thời gian để thu hoạch na lâu hơn rất nhiều so với trồng chuối)
- Bà nội: Bà nội trông mong cháu
Câu 3: Bài thơ nói về điều gì?
Nội dung của bài thơ nói về:
b) Cùng sáng tạo
Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc?
- Của người thân với em: Mẹ nấu ăn cho em, mẹ tắm và giặt quần áo giúp em, ông đưa đón em đi học, bố mua thuốc khi em bị ốm, bố giúp em làm bài tập về nhà, bà kể chuyện cổ tích cho em,....
- Của em với người thân: Em giúp mẹ việc nhà, em cùng bố chăm sóc cây cảnh, em đấm lưng cho ông, em nhổ tóc sâu cho bà,...
1.2.2. Viết
a) Viết chữ hoa H
- Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét khuyết dưới, nét khuyết trên, nét móc phải và nét thẳng đứng.
- Cách viết:
+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dùng dưới ĐK ngang 4 và trên ĐK dọc 2.
+ Bước 2: Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét khuyết dưới liền mạch với nét khuyết trên, đến gần cuối nét khuyết thì lượn lên viết nét móc phải, dừng bút bên phải ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 1 và 2 (khoảng cách giữa 2 nét khuyết bằng 0.5 ô li, 2 đầu khuyết cân đối với nhau)
+ Bước 3: Lia bút đến dưới ĐK ngang 3, viết nét thẳng đứng (ngắn) cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.
Câu 2: Viết ứng dụng Học thầy, học bạn
Em viết lần lượt các từ trong câu ứng dụng theo thứ tự
1.2.3. Luyện từ
Em hãy quan sát hình ở bài tập 3 SGK và tìm quả chứa từ ngữ không cùng nhóm trên mỗi cây:
- Cây quả đỏ:
+ dạy bảo, khuyên nhủ, chăm sóc đều là những từ ngữ chỉ hoạt động
+ ông bà là từ ngữ chỉ người.
- Cây quả xanh:
+ thương yêu, quý mến, kính yêu đều là những từ chỉ hoạt động thể hiện tình cảm
+ vui chơi là từ chỉ hoạt động giải trí.
1.2.4. Luyện câu
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Sắp xếp lại các từ ngữ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới:
- Con cháu chăm sóc ông bà.
- Cháu thương yêu ông bà.
M: Mẹ yêu con -> Con yêu mẹ.
b. Đặt 1 – 2 câu nói về tình cảm gia đình.
Hướng dẫn trả lời
a. Ông bà chăm sóc con cháu.
Ông bà thương yêu cháu.
b. Bố mẹ chăm sóc con cái.
- Con cái yêu thương bố mẹ.
- Ông bà dạy bảo con cháu.
- Con cháu chăm sóc ông bà.
Bài tập minh họa
Chơi trò chơi Xây nhà
Nói và viết tên những người thân trong gia đình em
Gia đình em gồm có: ông nội, bà nội, bố, mẹ, chú Quang, chị Nga và em.
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc là tình cảm yêu thương, yêu quý của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại đối với bạn nhỏ.
+ Biết được từ chỉ cảm xúc