Bài 26: Đơn vị đo độ dài
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Thực hành đo và ước lượng độ dài theo một số đơn vị quy ước thông dụng: gang tay, sải tay, bước chân....
- Dùng gang tay, sải tay, bước chân hoặc thước thẳng… em có thể đo độ dài của các vật như bảng, bức tường, cuốn sách…
- So sánh độ dài đoạn thẳng hoặc vật thông qua việc đo bằng sải tay, gang tay… cũng thực hiện tương tự như cách so sánh đoạn thẳng ô vuông.
- Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài và kí hiệu là cm.
- Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài.
1.2. Các dạng bài tập
Dạng 1: Đo độ dài bằng gang tay, sải tay…
Dùng gang tay, sải tay, bước chân hoặc thước thẳng… em có thể đo độ dài của các đoạn thẳng, độ dài của các vật như bảng, bức tường, cuốn sách…
Dạng 2: Đọc số đo độ dài
Đọc số đo của đoạn thẳng bằng cách quan sát:
- Cạnh của thước được đặt dọc theo đoạn thẳng.
- Một điểm của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ 0 cm trên thước;
- Điểm còn lại của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ số đo bao nhiêu xăng-ti-mét ở trên thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng.
Dạng 3: Cách dùng thước thẳng để đo độ dài
Để đo độ dài đoạn thẳng bằng thước có chia vạch xăng-ti-mét thì em làm như sau:
- Đặt cạnh của thước trùng với đoạn thẳng.
- Điều chỉnh để một điểm đầu của đoạn thẳng trùng với mốc 0cm, điểm còn lại trùng vào vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng cần đo.
Bài tập minh họa
Câu 1: Số?
Hướng dẫn giải
Câu 2: Hộp màu dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Hướng dẫn giải
Quan sát hình, đọc số đo trên thước:
Hộp màu dài 14 cm.
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 1 của mình thêm hiệu quả