Bài 17: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị ki-lô-gam, lít
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Đơn vị “kg” đọc là “Ki – lô – gam”
+ Cách đọc: Đọc số rồi ghép với cách đọc của tên đơn vị là “ki-lô-gam”
+ Cách viết: Viết số và ghép với kí hiệu của đơn vị là “kg”
- Ta có thể dùng ca 1 lít để đong nước
- Lít là đơn vị đo dung tích
- Lít viết tắt là l
1.2. Dạng bài tập
a) Dạng 1: Tính
- Em thực hiện phép tính với các số.
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
- Viết đơn vị Ki-lô-gam hoặc lít vào kết quả.
(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là ki-lô-gam hoặc lít)
- Muốn tính số lít còn lại sau khi đã bớt đi em cần lấy số lít ban đầu trừ đi số lít đã rót ra.
b) Dạng 2: Bài toán
- Đọc và phân tích đề.
- Tìm cách giải cho bài toán: Chú ý các từ khóa “còn lại”; “tất cả”… để sử dụng phép tính hợp lý.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại đáp án vừa tìm được.
Bài tập minh họa
Câu 1: Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
a) Mỗi túi cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
b) Túi gạo nặng hơn túi muối mấy ki-lô-gam?
Hướng dẫn giải
a) Quan sát tranh ta thấy túi muối cân nặng 2 kg, túi gạo cân nặng 5 kg.
b) Túi gạo nặng hơn túi muối số ki-lô-gam là:
5 – 2 = 3 (kg)
Đáp số: 3 kg.
Câu 2: Dùng ca 1 lít, múc nước ở trong thùng đổ 3 ca đầy vào xô màu vàng và 5 ca đầy vào xô màu đỏ. Hỏi cả hai xô có bao nhiêu lít nước?
Hướng dẫn giải
Xô màu vàng có số lít nước là:
1 + 1 + 1 = 3 (lít)
Xô màu đỏ có số lít nước là:
1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 5 (lít)
Cả hai xô có số lít nước là:
3 + 5 = 8 (lít)
Đáp số: 8 lít
Luyện tập
Qua bài học này giúp các em học sinh:
- Nhận biết và phân biệt được đơn vị đo dung tích là lít và đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam
- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập SGK.
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả.