Bài 15: Khối lượng và đơn vị đo khối lượng
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nặng hơn, nhẹ hơn
- Quan sát tranh vẽ phân biệt và so sánh vật nặng hơn, nhẹ hơn
1.2. Ki-lô-gam
a) Đơn vị “kg” đọc là “Ki – lô – gam”
- Cách đọc: Đọc số rồi ghép với cách đọc của tên đơn vị là “ki-lô-gam”
- Cách viết: Viết số và ghép với kí hiệu của đơn vị là “kg”
b) Thực hiện phép tính với đơn vị khối lượng
- Em thực hiện phép tính với các số.
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
Lưu ý: Các số liệu trong một phép tính cần đưa về cùng một đơn vị đo.
c) Bài toán
- Đọc và phân tích kĩ đề, xác định số đã biết, số chưa biết.
- Tìm cách giải cho bài toán, chú ý cách giải của dạng toán “nhiều hơn”; “ít hơn” ; "nặng hơn"; "nhẹ hơn" đã học.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Bài tập minh họa
Câu 1: Quan sát tranh rồi chọn câu đúng.
A. Con gấu nặng hơn 3 con chó.
B. Con gấu nhẹ hơn 3 con chó.
C. Con gấu nặng bằng 3 con chó.
Hướng dẫn giải
Quan sát tranh ta thấy đĩa cân ở con gấu thấp hơn nên câu “Con gấu nặng hơn 3 con chó” là đúng, suy ra câu “Con gấu nhẹ hơn 3 con chó” và “Con gấu nặng bằng 3 con chó” là sai.
Chọn A.
Câu 2: Tìm số thích hợp.
a) Con ngỗng cân nặng ? kg.
b) Con gà cân nặng ? kg.
Hướng dẫn giải
a) Con ngỗng cân nặng 7 kg (Vì 5 kg + 2 kg = 7 kg).
b) Con gà cân nặng 3 kg (Vì 2 kg + 1 kg = 3 kg).
Luyện tập
Qua bài học này giúp các em học sinh:
- Nhận biết và phân biệt được vật nặng hơn, nhẹ hơn.
- Biết đơn vị đo khối lượng là “Ki – lô – gam”
- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập SGK