Bài 13: Ôn tập
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình vuông - Hình tròn - Hình tam giác - Hình chữ nhật
- Nhận biết và phân biệt được hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
- Đọc đúng tên với hình tương ứng.
+ Hình tròn
+ Hình tam giác
+ Hình vuông
+ Hình chữ nhật
- Xác định được hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật trong thực tế
- Sử dụng các hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật để ghép thành hình như chiếc xe, ngôi nhà, chiếc thuyền, con cá.....
1.2. Các số 0 đến 10
- Đọc, đếm, viết được từ 0 đến 10, vị trí của các số trong dãy số.
- So sánh số 0 với các số trong phạm vi 10
- Biết đếm xuôi và đếm ngược các số từ 0 đến 10 và thứ tự của các số đó.
- Các dạng toán từ 0 đến 10
1.3. Nhiều hơn - Ít hơn - Bằng nhau
- Biết so sánh số lượng, sử dụng từ “bằng” và dấu “ =” để so sánh các số.
- Nhận biết được khái niệm nhiều hơn, ít hơn, hơn, kém thông qua hình ảnh và các đồ vật.
- Cách so sánh 1-1 giữa hai đại lượng để xác định đại lượng nhiều hơn, ít hơn.
- Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.
- Nếu hai đại lượng đó không thừa, không thiếu thì chúng bằng nhau.
- Nếu đại lượng nào còn thừa ra thì ta nói đại lượng đó nhiều hơn.
- Nếu đại lượng nào bị thiếu (không đủ) thì ta nói đại lượng đó ít hơn.
1.4. Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu =
- Biết so sánh số lượng, sử dụng dấu “ =”, dấu “ >” và dấu “<” để so sánh các số.
- So sánh các số
- Đếm các đại lượng của mỗi vế.
- Xếp tương ứng một – một và so sánh.
- Sử dụng dấu thích hợp để điền vào ô trống.
Bài tập minh họa
Câu 1: Gọi tên các đồ vật có hình chữ nhật:
Hướng dẫn giải
Các đồ vật có hình chữ nhật là: lá cờ, khung ảnh, cái túi và que kem.
Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống
Hướng dẫn giải
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 1 của mình thêm hiệu quả