Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Video bài giảng
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả Phạm Văn Đồng
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)
- Quê: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
- Từng bị địch bắt, tù đày và từng giữ những chức vụ quan trọng của Đảng và chính quyền.
- Bên cạnh tư cách là nhà hoạt động chính trị, ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn.
- Có những tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ.
b. Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
- Nhân kỉ niệm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3 - 7 - 1888), đăng trên tạp chí Văn học tháng 7 – 1963.
- Để tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước.
- Bố cục: 3 phần
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Phần mở bài: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của dân tộc
- Nêu vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao hơn nữa.
- Hai lí do làm cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:
- Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.
- Còn rất ít người biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
→ Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải nguyên nhân. Cách so sánh giàu hình ảnh, cụ thể, giàu tính hình tượng “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu”, “bầu trời văn nghệ dân tộc”, “Trên trời có những vì sao ... càng thấy sáng”.
b. Phần thân bài: Cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu
Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
- Là nhà nho, sinh trưởng ở Đồng Nai.
- Bị mù, viết thơ văn phục vụ kháng chiến.
- Thơ văn ghi lại: tâm hồn trong sáng và cao quý; thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
- Thơ văn mang tính chiến đấu.
- Khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.
Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
- Thơ vản yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bên bỉ của nhân dân Nam bộ suốt 20 năm trời.
- Tái hiện lại một thời đau thương, khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc.
- Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu lịch sử: ngợi ca và khóc thương cho những anh hùng thất thế.
- Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Là khúc ca khải hoàn ca ngợi những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
- So sánh với Bình Ngô Đại Cáo Khẳng định giá trị của bài văn tế.
⇒ Văn viết rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng đầy đủ: giúp cho người đọc nhận thấy được vẻ đẹp đáng kinh trong con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên
- Giá trị nội dung:
- Ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa.
- Những đạo nghĩa được đề cao trong Lục Vân Tiên gần với đạo đức của nhân dân.
- Giá trị nghệ thuật:
- là một chuyện kể, chuyện nói.
- Lời văn nôm na, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền đạt.
- Hạn chế:
- Nội dung: những giá trị đạo đức có một phần đã lỗi thời.
- Nghệ thuật: có những chỗ lời văn không hay lắm.
c. Kết thúc vấn đề
- Tác giả đã khẳng định:
- Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
- Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống.
- Tưởng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu: một con người anh dũng, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.
Ví dụ:
Chứng minh nhận định “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”, theo anh (chị) cần nêu và làm rõ những ý chính nào?
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Nêu khái quát vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ của dân tộc và nhận định cần chứng minh.
b. Thân bài:
Cần nêu và làm rõ 2 ý chính:
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao “có ánh sáng khác thường”, phải chăm chú nhìn mới thấy”.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có đôi chỗ thô mộc, “sơ sót về văn chương”.
- Về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật còn nhiều điểm xa lạ, khó hiểu với bạn đọc ngày nay.
- Những lí do khiến “ngôi sao” thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ dân tộc không phải ai cũng thấy, cũng cảm được “ánh sáng” của nó.
- Tuy nhiên thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không hoàn toàn xa lạ với giới trẻ.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là vì sao “càng nhìn càng thấy sáng”
- Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã phản ánh chân xác diện mạo cuộc sống và con người trong một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc
- Giúp bạn đọc nhận ra những chân lí của đời sống, yêu mến lễ phải và đấu tranh vì một lí tưởng cao quí cho con người và cho đất nước.
- Giá trị nghệ thuật cao.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đối với văn học.
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả Phạm Văn Đồng
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)
- Quê: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
- Từng bị địch bắt, tù đày và từng giữ những chức vụ quan trọng của Đảng và chính quyền.
- Bên cạnh tư cách là nhà hoạt động chính trị, ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn.
- Có những tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ.
b. Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
- Nhân kỉ niệm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3 - 7 - 1888), đăng trên tạp chí Văn học tháng 7 – 1963.
- Để tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước.
- Bố cục: 3 phần
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Phần mở bài: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của dân tộc
- Nêu vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao hơn nữa.
- Hai lí do làm cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:
- Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.
- Còn rất ít người biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
→ Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải nguyên nhân. Cách so sánh giàu hình ảnh, cụ thể, giàu tính hình tượng “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu”, “bầu trời văn nghệ dân tộc”, “Trên trời có những vì sao ... càng thấy sáng”.
b. Phần thân bài: Cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu
Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
- Là nhà nho, sinh trưởng ở Đồng Nai.
- Bị mù, viết thơ văn phục vụ kháng chiến.
- Thơ văn ghi lại: tâm hồn trong sáng và cao quý; thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
- Thơ văn mang tính chiến đấu.
- Khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.
Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
- Thơ vản yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bên bỉ của nhân dân Nam bộ suốt 20 năm trời.
- Tái hiện lại một thời đau thương, khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc.
- Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu lịch sử: ngợi ca và khóc thương cho những anh hùng thất thế.
- Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Là khúc ca khải hoàn ca ngợi những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
- So sánh với Bình Ngô Đại Cáo Khẳng định giá trị của bài văn tế.
⇒ Văn viết rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng đầy đủ: giúp cho người đọc nhận thấy được vẻ đẹp đáng kinh trong con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Luận điểm 3: Đánh giá về Lục Vân Tiên
- Giá trị nội dung:
- Ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa.
- Những đạo nghĩa được đề cao trong Lục Vân Tiên gần với đạo đức của nhân dân.
- Giá trị nghệ thuật:
- là một chuyện kể, chuyện nói.
- Lời văn nôm na, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền đạt.
- Hạn chế:
- Nội dung: những giá trị đạo đức có một phần đã lỗi thời.
- Nghệ thuật: có những chỗ lời văn không hay lắm.
c. Kết thúc vấn đề
- Tác giả đã khẳng định:
- Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
- Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống.
- Tưởng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu: một con người anh dũng, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.
Ví dụ:
Chứng minh nhận định “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”, theo anh (chị) cần nêu và làm rõ những ý chính nào?
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Nêu khái quát vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ của dân tộc và nhận định cần chứng minh.
b. Thân bài:
Cần nêu và làm rõ 2 ý chính:
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao “có ánh sáng khác thường”, phải chăm chú nhìn mới thấy”.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có đôi chỗ thô mộc, “sơ sót về văn chương”.
- Về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật còn nhiều điểm xa lạ, khó hiểu với bạn đọc ngày nay.
- Những lí do khiến “ngôi sao” thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ dân tộc không phải ai cũng thấy, cũng cảm được “ánh sáng” của nó.
- Tuy nhiên thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không hoàn toàn xa lạ với giới trẻ.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là vì sao “càng nhìn càng thấy sáng”
- Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã phản ánh chân xác diện mạo cuộc sống và con người trong một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc
- Giúp bạn đọc nhận ra những chân lí của đời sống, yêu mến lễ phải và đấu tranh vì một lí tưởng cao quí cho con người và cho đất nước.
- Giá trị nghệ thuật cao.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đối với văn học.