Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Video bài giảng
1. Khái niệm nghị luận về hiện tượng đời sống
- Hiện tượng đời sống: là những hiện tượng nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội. Đó có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
2. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống
- Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề ⇒ Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.
- Người viết phải thể hiện rõ quan điểm, thỏi độ của mình trước hiện tượng nghị luận ⇒ chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng.
- Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.
3. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
a. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận
- Thao tác nghị luận
- Phạm vi dẫn chứng
b. Lập dàn ý
- Mở bài: cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
- Thân bài:
- Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
- Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.
- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
- Kết bài: cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
c. Tiến hành viết bài văn
d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
Ví dụ 1:
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
b. Thân bài
- Miêu tả hiện tượng:
- Nạn bạo hành - sự hành hạ xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.
- Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội: không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần.
- Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội; phụ nữ, trẻ em thường là nạn nhân của bạo hành.
- Nêu nguyên nhân của hiện tượng:
- Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
- Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực.
- Do áp lực cuộc sống.
- Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
- Tác hại to lớn của hiện tượng:
- Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
- Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là cử chỉ.
- Ý kiến bản thân, đề xuất giải pháp:
- Cần lên án đối với nạn bạo hành.
- Cần xử lí nghiêm khắc với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
- Cần quan tâm giúp đỡ kịp thời với những nạn nhân của bạo hành.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn nạn bạo hành trong xã hội hiện nay và bày tỏ thái độ của mình về hiện tượng trên.
Ví dụ 2:
Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về nếp sống ấy.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay.
b. Thân bài
- Miêu tả hiện tượng:
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tam của mình.
- Sẻ chia: cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần.Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
- Đồng cảm, sẻ chia là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay.
- Nguyên nhân của hiện tượng:
- Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta: “Lá lành đúm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
- Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia.
- Tác dụng của lối sống:
- Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.
- Làm cho một dân tộc, một đát nước trở nên vững mạnh.
- Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay.
- Liên hệ bản thân:
- Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế.
- Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.
c. Kết bài
- Khái quát lại tầm quan trọng của sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
1. Khái niệm nghị luận về hiện tượng đời sống
- Hiện tượng đời sống: là những hiện tượng nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội. Đó có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
2. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống
- Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề ⇒ Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.
- Người viết phải thể hiện rõ quan điểm, thỏi độ của mình trước hiện tượng nghị luận ⇒ chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng.
- Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.
3. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
a. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận
- Thao tác nghị luận
- Phạm vi dẫn chứng
b. Lập dàn ý
- Mở bài: cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
- Thân bài:
- Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
- Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.
- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
- Kết bài: cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
c. Tiến hành viết bài văn
d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
Ví dụ 1:
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
b. Thân bài
- Miêu tả hiện tượng:
- Nạn bạo hành - sự hành hạ xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.
- Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội: không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần.
- Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội; phụ nữ, trẻ em thường là nạn nhân của bạo hành.
- Nêu nguyên nhân của hiện tượng:
- Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
- Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực.
- Do áp lực cuộc sống.
- Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
- Tác hại to lớn của hiện tượng:
- Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
- Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là cử chỉ.
- Ý kiến bản thân, đề xuất giải pháp:
- Cần lên án đối với nạn bạo hành.
- Cần xử lí nghiêm khắc với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
- Cần quan tâm giúp đỡ kịp thời với những nạn nhân của bạo hành.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn nạn bạo hành trong xã hội hiện nay và bày tỏ thái độ của mình về hiện tượng trên.
Ví dụ 2:
Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về nếp sống ấy.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay.
b. Thân bài
- Miêu tả hiện tượng:
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tam của mình.
- Sẻ chia: cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần.Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
- Đồng cảm, sẻ chia là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay.
- Nguyên nhân của hiện tượng:
- Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta: “Lá lành đúm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
- Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia.
- Tác dụng của lối sống:
- Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.
- Làm cho một dân tộc, một đát nước trở nên vững mạnh.
- Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay.
- Liên hệ bản thân:
- Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế.
- Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.
c. Kết bài
- Khái quát lại tầm quan trọng của sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.