Thao tác lập luận phân tích


1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

a. Khái niệm

  • Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của chúng.
  • Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.

b. Mục đích

  • Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

c. Yêu cầu

  • Xác định vấn đề phân tích
  • Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ (các yếu tố, phương diện cấu thành đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác...)
  • Khái quát tổng hợp (thái độ và đánh giá của người phân tích đối với đối tượng cần phân tích).

2. Cách phân tích

  • Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định:
    • Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng
    • Quan hệ nhân quả
    • Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan
    • Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích
  • Khi phân tích cần đi sâu vào từng bộ phận, từng mặt, nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng

Ví dụ:

Cách phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Gợi ý làm bài:

- Mục đích phân tích: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Câu cá mùa thu

- Cách phân tích

  • Khi phân tích về nội dung:
    • Cần lưu ý mối quan hệ giữa các câu thơ với nhau (Đề - thực - luận - kết)... 
    • Tất cả các câu thơ đã khắc họa nên bức tranh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ.
    • Từ đó cảm nhận được nỗi lòng trắc ẩn của tác giả, tâm tình của tác giả qua bài thơ
  • Khi phân tích về nghệ thuật:
    • Cần lưu ý mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuât, nghệ thuật góp phần thể hiện dụng ý và tâm tình của tác giả.
    • Lưu ý đến những sáng tạo mới mẻ của tác giả về mặt nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh...). 
  • Cần chú ý đến các mặt, sự liên kết giữa các hình ảnh thơ với nhau trong bài thơ, cách gieo vần và tác dụng của những điều ấy. Từ đó khái quát nội dung chính, trọng tâm của bài thơ

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

a. Khái niệm

  • Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của chúng.
  • Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.

b. Mục đích

  • Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

c. Yêu cầu

  • Xác định vấn đề phân tích
  • Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ (các yếu tố, phương diện cấu thành đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác...)
  • Khái quát tổng hợp (thái độ và đánh giá của người phân tích đối với đối tượng cần phân tích).

2. Cách phân tích

  • Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định:
    • Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng
    • Quan hệ nhân quả
    • Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan
    • Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích
  • Khi phân tích cần đi sâu vào từng bộ phận, từng mặt, nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng

Ví dụ:

Cách phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Gợi ý làm bài:

- Mục đích phân tích: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Câu cá mùa thu

- Cách phân tích

  • Khi phân tích về nội dung:
    • Cần lưu ý mối quan hệ giữa các câu thơ với nhau (Đề - thực - luận - kết)... 
    • Tất cả các câu thơ đã khắc họa nên bức tranh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ.
    • Từ đó cảm nhận được nỗi lòng trắc ẩn của tác giả, tâm tình của tác giả qua bài thơ
  • Khi phân tích về nghệ thuật:
    • Cần lưu ý mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuât, nghệ thuật góp phần thể hiện dụng ý và tâm tình của tác giả.
    • Lưu ý đến những sáng tạo mới mẻ của tác giả về mặt nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh...). 
  • Cần chú ý đến các mặt, sự liên kết giữa các hình ảnh thơ với nhau trong bài thơ, cách gieo vần và tác dụng của những điều ấy. Từ đó khái quát nội dung chính, trọng tâm của bài thơ

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung