Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận


1. Phân tích đề

a. Đọc các đề và trả lời câu hỏi

Câu 1: Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

  • Đề 1: thuộc kiểu đề có định hướng cụ thể
  • Đề 2, đề 3: là đề mở đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai

Câu 2: Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề là gì?

  • Đề 1: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tinh II
  • Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Câu 3: Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?

  • Đề 1: Phạm vi: Từ ý kiến của Vũ Khoan suy rộng ra những kiến thức, lĩnh vực đời sống. Dùng dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực xã hội là chủ yếu
  • Đề 2: Phạm vi: Một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự Tình II, người viết phải xem tâm sự đó là gì, diễn biến ra sao, được biểu hiện như thế nào. Dùng dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực văn học là chủ yếu
  • Đề 3: Phạm vi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu. Dùng dẫn chứng và tư liệu thuộc lĩnh vực văn học là chủ yếu.

b. Nội dung cần nhớ

- Khái niệm: Là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận

- Các bước tiến hành:

  • Đọc kĩ đề bài, chú ý từ ngữ quan trọng
    • Xác định 3 yêu cầu
    • Yêu cầu về nội dung
    • Yêu cầu về hình thức
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu cần sử dụng

2. Lập dàn ý

a. Mục đích

  • Tìm và lựa chọn ý sao cho bài viết có nội dung toàn diện, phong phú, bám sát đề, làm nổi bật trọng tâm của bài viết

b. Các bước tiến hành

  •  Xác lập luận điểm
  •  Xác lập luận cứ
  •  Sắp xếp luận điểm luận cứ:
    • Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
    • Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic
    • Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc

Ví dụ:

Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Mị Châu trong tác phẩm: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Gợi ý làm bài

- Phân tích đề:

  • Kiểu đề: thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung, dạng đề nghị luận văn học, 
  • Vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị Châu. Do đó người viết cần phải nhớ những chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật và ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm
  • Dẫn chứng, tư liệu: thuộc phạm vi văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, mà chủ yếu là nhân vật Mị Châu.

- Lập dàn ý: 

  • Nhân vật Mị Châu là ai?
    • Xuất thân
    • Ngoại hình
    • Tính cách...
  • Vai trò và vị trí trong câu chuyện:
    • Những chi tiết, tình tiết có liên quan đến nhân vật
    • Đặt nhân vật trong mối liên quan đến các nhân vật khác trong câu chuyện.
  • Nhận xét về nhân vật:
    • Là nhân vật như thế nào? (đối với diễn biến câu chuyện,  quan điểm của mọi người ra sao về nhân vật)
    • Suy nghĩ, đánh giá của cá nhân về nhân vật? (đúng, sai, tốt xấu)

1. Phân tích đề

a. Đọc các đề và trả lời câu hỏi

Câu 1: Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

  • Đề 1: thuộc kiểu đề có định hướng cụ thể
  • Đề 2, đề 3: là đề mở đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai

Câu 2: Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề là gì?

  • Đề 1: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tinh II
  • Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Câu 3: Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?

  • Đề 1: Phạm vi: Từ ý kiến của Vũ Khoan suy rộng ra những kiến thức, lĩnh vực đời sống. Dùng dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực xã hội là chủ yếu
  • Đề 2: Phạm vi: Một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự Tình II, người viết phải xem tâm sự đó là gì, diễn biến ra sao, được biểu hiện như thế nào. Dùng dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực văn học là chủ yếu
  • Đề 3: Phạm vi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Câu cá mùa thu. Dùng dẫn chứng và tư liệu thuộc lĩnh vực văn học là chủ yếu.

b. Nội dung cần nhớ

- Khái niệm: Là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận

- Các bước tiến hành:

  • Đọc kĩ đề bài, chú ý từ ngữ quan trọng
    • Xác định 3 yêu cầu
    • Yêu cầu về nội dung
    • Yêu cầu về hình thức
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu cần sử dụng

2. Lập dàn ý

a. Mục đích

  • Tìm và lựa chọn ý sao cho bài viết có nội dung toàn diện, phong phú, bám sát đề, làm nổi bật trọng tâm của bài viết

b. Các bước tiến hành

  •  Xác lập luận điểm
  •  Xác lập luận cứ
  •  Sắp xếp luận điểm luận cứ:
    • Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
    • Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic
    • Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc

Ví dụ:

Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Mị Châu trong tác phẩm: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Gợi ý làm bài

- Phân tích đề:

  • Kiểu đề: thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung, dạng đề nghị luận văn học, 
  • Vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị Châu. Do đó người viết cần phải nhớ những chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật và ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm
  • Dẫn chứng, tư liệu: thuộc phạm vi văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, mà chủ yếu là nhân vật Mị Châu.

- Lập dàn ý: 

  • Nhân vật Mị Châu là ai?
    • Xuất thân
    • Ngoại hình
    • Tính cách...
  • Vai trò và vị trí trong câu chuyện:
    • Những chi tiết, tình tiết có liên quan đến nhân vật
    • Đặt nhân vật trong mối liên quan đến các nhân vật khác trong câu chuyện.
  • Nhận xét về nhân vật:
    • Là nhân vật như thế nào? (đối với diễn biến câu chuyện,  quan điểm của mọi người ra sao về nhân vật)
    • Suy nghĩ, đánh giá của cá nhân về nhân vật? (đúng, sai, tốt xấu)

Bài học tiếp theo

Thao tác lập luận phân tích

Bài học bổ sung