Ôn tập phần Văn học


1. Nội dung

a. Các giai đoạn chính

  • Giai đoạn 1: thế kỉ X - hết thế kỉ XIV.
  • Giai đoạn 2: thế kỉ XIV - hết thế kỉ XVII.
  • Giai đoạn 3: thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Giai đoạn 4: nửa cuối thế kỉ XIX cách mạng tháng Tám năm 1945
  • Chú ý: Giai đoạn văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó có giai đoạn văn học từ 1900 đến 1945 được chia làm 3 giai đoạn 
    • 1900 đến 1920
    • 1920 đến 1930
    • 1930 đến 1945

→ Hai giai đoạn đầu còn được gọi là văn học giao thời, bắt đầu giai đoạn thứ 3 nền văn học Việt Nam mới thực sự trên con đường hiện đại hóa.

- Phân hóa: 

  • Văn học công khai
    • Văn học lãng mạn
    • Văn học hiện thực
  • Văn học không công khai: văn học cách mạng

b. Bối cảnh xã hội và văn hóa giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 

  • Về mặt xã hội:
    • Thực dân Pháp cơ bản đã "bình định" xong Việt Nam, ra sức củng cố bộ máy chính quyền.
    • Thực dân Pháp biến nước từ một nước phong kiến thành một nước thực dân nửa phong kiến
    • Những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản mọc lên
    • Bọn thực dân ra sức vơ vét của cải, bọc lột thậm tệ nhân dân ta
    • Trước sự bóc lột của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đứng lên chiến đầu và giành thắng lợi (cách mạng tháng Tám 1945)
  • Về mặt văn hóa:
    • Văn hóa nước ta dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa
    • Mở ra, tiếp xúc và giao lưu với văn hóa phương Tây hiện đại, mà trước hết là văn hóa Pháp

c. Các tác phẩm văn học việt nam từ đầu thế kỉ xx đến cách mạng tháng tám 1945

Văn học Việt Nam

- Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

  • Tình huống nhầm lẫn → Vạch trần bộ mặt giả dối, bịp bợm của thực dân Pháp và tên hề: vua Khải Định
  • Hai đứa trẻ - Thạch Lam
    • Chuyện không có cốt truyện + sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối →  những kiếp người sống quẩn quanh cơ cực, tối tăm
    • khát vọng, ước mơ vươn tới anh sáng

 ⇒ trân trọng, nâng niu con người và tố cáo hiện thực

- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

  • Tình huống eo le, cuộc gặp gỡ giữa:
    • Huấn cao >< Viên Quản Ngục
    • Tử tù >< quản tù

→ yêu cái đẹp ⇒ tri âm tri kỉ.

- Chí Phèo - Nam Cao

  • Tình huống bi kịch
  • khát vọng hoàn lương >< bị cự tuyệt

→ Khẳng định và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nông dân

⇒ Phê phán, tố cáo, lên án xã hội phi nhân tính đã chà đạp con người.

- Hạnh phúc một tang gia - Vũ Trọng Phụng

  • Tình huống trào phúng: tang gia >< hạnh phúc → ngược đời, trái khoáy
  • Triển khai thành những mâu thuẫn trào phúng: Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài gia đình

→ Vạch trần được bản chất của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 

⇒ Tiếng nói phê phán, tiếng nói tố cáo xã hội tư sản thành thị ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

  • Hai mâu thuẫn cơ bản:
    • Nhân dân nghèo khổ lầm than >< vua Lê Tương Dực, phê phán cách ăn chơi xa đọa → Nhân dân nổi dậy chống Lê Tương Dực, phá Cửu Trùng Đài
    • Khát vọng cao siêu về nghệ thuât >< lợi ích của nhân dân → Nghệ thuật phải gắn liền với lợi ích của nhân dân, không được xa rời cuộc sống

→ Ước vọng: Có những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho nhân dân và có giá trị lâu dài.

Văn học nước ngoài

  • Tình yêu và thù hận
  • Mâu thuẫn kịch: 
    • Khát vọng tự do >< tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ
    • Ca ngợi tình yêu trong sáng, dũng cảm vượt lên trên hận thù, đồng thời khẳng định vẻ đẹp của tình đời và tình người đầy tính nhân văn.

Ví dụ:

Đề: Nêu và giải thích nguyên nhân hình thành ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì đầu thể kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Gợi ý làm bài:

Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Về diện mạo: Nền văn học hiện đại hóa
    • Nguyên nhân: Sự ra đời của các đô thị tư bản chủ nghĩa với các tầng lớp xã hội mới và ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa phương Tây hiện đại
  • Về tốc độ: Tóc độ phát triên nhanh chóng
    • Nguyên nhân: sức sống văn hóa của dân tộc được giải phóng, sự cổ vũ của phong trào yêu nước và cách mạng, vai trò của tầng lớp tri thức Tây học: dồn lòng yêu nước vào việc xây dựng nền văn học hiện đại của dân tộc bằng tiếng mẹ đẻ.
  • Về cấu trúc: Gồm nhiều bộ phận, nhiều xu hướng tư tưởng và thẩm mĩ khác nhau
    • Nguyên nhân: Sự phân hóa xã hội về chính trị, tư tưởng, về xu hướng thẩm mĩ do sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và phản ứng khác nhau trước cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa thực dân

1. Nội dung

a. Các giai đoạn chính

  • Giai đoạn 1: thế kỉ X - hết thế kỉ XIV.
  • Giai đoạn 2: thế kỉ XIV - hết thế kỉ XVII.
  • Giai đoạn 3: thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Giai đoạn 4: nửa cuối thế kỉ XIX cách mạng tháng Tám năm 1945
  • Chú ý: Giai đoạn văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó có giai đoạn văn học từ 1900 đến 1945 được chia làm 3 giai đoạn 
    • 1900 đến 1920
    • 1920 đến 1930
    • 1930 đến 1945

→ Hai giai đoạn đầu còn được gọi là văn học giao thời, bắt đầu giai đoạn thứ 3 nền văn học Việt Nam mới thực sự trên con đường hiện đại hóa.

- Phân hóa: 

  • Văn học công khai
    • Văn học lãng mạn
    • Văn học hiện thực
  • Văn học không công khai: văn học cách mạng

b. Bối cảnh xã hội và văn hóa giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 

  • Về mặt xã hội:
    • Thực dân Pháp cơ bản đã "bình định" xong Việt Nam, ra sức củng cố bộ máy chính quyền.
    • Thực dân Pháp biến nước từ một nước phong kiến thành một nước thực dân nửa phong kiến
    • Những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản mọc lên
    • Bọn thực dân ra sức vơ vét của cải, bọc lột thậm tệ nhân dân ta
    • Trước sự bóc lột của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đứng lên chiến đầu và giành thắng lợi (cách mạng tháng Tám 1945)
  • Về mặt văn hóa:
    • Văn hóa nước ta dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa
    • Mở ra, tiếp xúc và giao lưu với văn hóa phương Tây hiện đại, mà trước hết là văn hóa Pháp

c. Các tác phẩm văn học việt nam từ đầu thế kỉ xx đến cách mạng tháng tám 1945

Văn học Việt Nam

- Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

  • Tình huống nhầm lẫn → Vạch trần bộ mặt giả dối, bịp bợm của thực dân Pháp và tên hề: vua Khải Định
  • Hai đứa trẻ - Thạch Lam
    • Chuyện không có cốt truyện + sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối →  những kiếp người sống quẩn quanh cơ cực, tối tăm
    • khát vọng, ước mơ vươn tới anh sáng

 ⇒ trân trọng, nâng niu con người và tố cáo hiện thực

- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

  • Tình huống eo le, cuộc gặp gỡ giữa:
    • Huấn cao >< Viên Quản Ngục
    • Tử tù >< quản tù

→ yêu cái đẹp ⇒ tri âm tri kỉ.

- Chí Phèo - Nam Cao

  • Tình huống bi kịch
  • khát vọng hoàn lương >< bị cự tuyệt

→ Khẳng định và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nông dân

⇒ Phê phán, tố cáo, lên án xã hội phi nhân tính đã chà đạp con người.

- Hạnh phúc một tang gia - Vũ Trọng Phụng

  • Tình huống trào phúng: tang gia >< hạnh phúc → ngược đời, trái khoáy
  • Triển khai thành những mâu thuẫn trào phúng: Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài gia đình

→ Vạch trần được bản chất của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 

⇒ Tiếng nói phê phán, tiếng nói tố cáo xã hội tư sản thành thị ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

  • Hai mâu thuẫn cơ bản:
    • Nhân dân nghèo khổ lầm than >< vua Lê Tương Dực, phê phán cách ăn chơi xa đọa → Nhân dân nổi dậy chống Lê Tương Dực, phá Cửu Trùng Đài
    • Khát vọng cao siêu về nghệ thuât >< lợi ích của nhân dân → Nghệ thuật phải gắn liền với lợi ích của nhân dân, không được xa rời cuộc sống

→ Ước vọng: Có những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho nhân dân và có giá trị lâu dài.

Văn học nước ngoài

  • Tình yêu và thù hận
  • Mâu thuẫn kịch: 
    • Khát vọng tự do >< tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ
    • Ca ngợi tình yêu trong sáng, dũng cảm vượt lên trên hận thù, đồng thời khẳng định vẻ đẹp của tình đời và tình người đầy tính nhân văn.

Ví dụ:

Đề: Nêu và giải thích nguyên nhân hình thành ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì đầu thể kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Gợi ý làm bài:

Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Về diện mạo: Nền văn học hiện đại hóa
    • Nguyên nhân: Sự ra đời của các đô thị tư bản chủ nghĩa với các tầng lớp xã hội mới và ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa phương Tây hiện đại
  • Về tốc độ: Tóc độ phát triên nhanh chóng
    • Nguyên nhân: sức sống văn hóa của dân tộc được giải phóng, sự cổ vũ của phong trào yêu nước và cách mạng, vai trò của tầng lớp tri thức Tây học: dồn lòng yêu nước vào việc xây dựng nền văn học hiện đại của dân tộc bằng tiếng mẹ đẻ.
  • Về cấu trúc: Gồm nhiều bộ phận, nhiều xu hướng tư tưởng và thẩm mĩ khác nhau
    • Nguyên nhân: Sự phân hóa xã hội về chính trị, tư tưởng, về xu hướng thẩm mĩ do sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và phản ứng khác nhau trước cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa thực dân

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung