Tình yêu và thù hận - Uy-li-am Sếch-xpia
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Uy-li-am Sếch -xpia (1563 - 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng
- Ông được sinh ra tại một thị trấn quen thuộc miền Tây Nam nước Anh.
- Năm 1578: khi nhà sa sút, ông phải thôi học
- Năm 1585, ông lên thủ đô kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch. Lúc này nước Anh đang trong gia đoạn phồn thịnh, là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn phát triển.
- Ông đã để lại 37 vở kịch gồm: kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại
- Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của tác giả, được viết vào khoảng những năm 1584 -1585, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối thù hận của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (Italia) thời trung
- Tóm tắt: Tại thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-et, con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc xô xát, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải lấy bá tước Pa-rit. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.
- Chủ đề: Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn
- Đoạn trích: hồi 2, lớp 2
2. Đọc - hiểu văn bản
Tình yêu của đôi trẻ (Rô-mê-ô và Giu-li-ét) được đặt trong khung cảnh thơ mộng của một đêm trăng thần tiên, thiên nhiên vừa lãng mạn vừa êm đềm.
a. Hình thức lời thoại
- Sáu lời thoại đầu: độc thoại: mê-ô và Giu-li-ét nói về nhau. Đối thoại trong độc thoại
- Mười lời thoại sau: lời đối thoại
- Ngôn ngữ sinh động, biểu cảm, đằm thắm, yêu thương
b. Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô
- Cảm nhận của Rô-mê-ô về Giu-li-ét
- Nàng Giu-li-ét: mặt trời, vầng dương
- Đôi mắt ngôi sao lấp lánh
- Gọi Giu-li-ét là nàng tiên lộng lẫy
→ Rô-mê-ô có ước muốn là chiếc bao tay để được mơn trớn gò má Giu-li-ét
⇒ Rô-mê-ô choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li-ét → chính tình yêu mãnh liệt, bùng cháy trong chàng đã thôi thúc chàng thốt lên những cảm nhận đắm say về Giu-li-ét
- Khi gặp Giu-li-ét:
- Sẵn sàng từ bỏ họ tên
- Nhờ sức mạnh của tình yêu mà Rô-mê-ô đến nơi tử địa, bất chấp mọi nguy hiểm
- Sợ không có được tình yêu của Giu-li-ét
⇒ Rô-mê-ô là mộ chàng trai mạnh mẽ đến với tình yêu một cách chân thành, đắm say, dám vượt lên trên mọi trở ngại, khó khăn để sống thật với những run động của trái tim.
c. Tâm trạng của nàng Giu-li-ét
Độc thoại
- Gọi tên Rô-mê-ô một cách tha thiết
- Boăn khoăn, suy nghĩ về mối hận thù của hai dòng họ
- Dám thể hiện tình yêu quyết liệt, táo bạo
→ Giu-li-ét bộc bạch một cách chân thành, đắm say
Đối thoại:
- Lo lắng cho sự xuất hiện của Rô-mê-ô
- Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô
→ Giu-li-ét là một cô gái trong sáng, chân thành đón nhận tình yêu, bất chấp sự thù hận của hai dòng họ. ⇒ Khát vọng được sống thật với những xúc cảm của chính mình.
Tổng kết
-
Nội dung
- Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp của tình người và tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những hận thù dòng tộc.
-
Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật
Ví dụ:
Đề: Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Hoàn cảnh tạo ra tình yêu:
- Tình yêu được nảy sinh trong lần gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa hai con người thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp không biết tự bao giờ. Nơi gặp nhau là một buổi lễ hội hóa trang được tổ chứctại nhà Ca-piu-lét, đối thủ của gia đình Rô- mê-ô. Vì là hội hóa trang, ở đó mọi người đều phải đeo mặt nạ, nhờ thế Rô-mê-ô mới lọt vào được và lễ hội hóa trang này tạo ra một thế giới khác giúp cho tình yêu chân thành, trong trắng kết hợp với khát vọng sống hạnh phúc bình yên nảy sinh.
- Tuy nhiên trong thời điểm đôi trai tài gái sắc ấy gặp nhau để dẫn tới xác lập tình yêu thì Ti-bân, đối thủ kình địch và là kẻ nuôi dưỡng thù hằn, đã nhận ra Rô- mê-ô. Hắn muốn ra tay mà không được. Yếu tố thù hằn xuất hiện với ý đồ trả thù của Ti-bân. Tính chất đối đầu giữa tình yêu và thù hận xuất hiện.
- Tình yêu vượt lên:
- Sau đêm gặp gỡ là cuộc gặp thề nguyền để dẫn tới việc gắn kết cuộc đời tư nguyện giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu đã lớn lên, vượt qua cửa ải hận thù nhưng không phải công khai, hay nói cách khác, họ được làm phép cưới bí mật tại nhà thờ song cả hai gia đình đều không biết đến điều đó. Họ trở thành vợ chồng song phải sống bí mật trước mọi người. Điều này cũng cho thấy tính chất bi kịch của mối tình.
- Tuy bị vây hãm trong thù địch như vậy song cả hai đều rất yên tâm và họ tin vào hạnh phúc mà họ đã xây đắp.
- Tình yêu bị đe dọa:
- Sự kiện đột biến tác động phá vỡ cuộc sống thanh bình cho dù chỉ diễn ra vào ban đêm của họ là việc Ti-bân giết chết Mơ-kiu-xi-ô, người của dòng họ Rô-mê-ô khơi dậy sự thù hằn truyền kiếp. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân để trả thù. Tình yêu bị de dọa thật sự. Đối vợ chồng trẻ phải chia tay nhau: Rô-mê-ỏ bị đi đày, bị trục xuất ra khỏi Vô-rô-na, Giu-li-ét bị đặt trước vấn đề phải lấy chống vì gia đình Ca- píu-lét vẫn chưa biết con gái mình đã làm phép cưới với người khác
- Hoàn cảnh biến động phức tạp hơn và hoàn toàn bất lợi cho hai người. Tính chất bi kịch lộ rõ dần với các giải pháp mà tu sĩ Lô-rân đưa ra và những cái ngẫu nhiên khiến cho cái giải pháp đó không thành hiện thực. Cái bi đạt tới đỉnh điểm
- Bi kịch lạc quan:
- Nhận thức của người trong cuộc:
- Nỗi đau của hai người khi câu chuyện xảy ra: Rô-mê-ô phải giết Ti-bản để trả thù) cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì người giết anh con bác mình không phải là ai khác mà chính là chồng mình. Đây là nhận thức về sự mất mát không thể tránh khỏi song họ vẫn giữ vững thủy chung vợ chồng.
- Sự chia tay của họ tại thời điểm Rô-mê-ô bị đi đày thể hiện quyết tâm giữ trọn hạnh phúc và tạo niềm tin cho nhau. Đặc biệt, Giu-li-ét trong thời điểm cấp bách đa dũng cảm chấp nhận giải pháp của tu sĩ Lô-rân với niềm tin tuyệt đối vào sự đoàn tụ của hai người.
- Nhận thức của người trong cuộc:
- Hành động nhất quán:
- Khi nghe tin người vợ của mình đã chết, ngay lập lức Rô-mê-ô lên đường trở về ngay và hành động cũng như quyết định tức thời đó là mua sắm một lọ thuốc độc để cùng chốt với vợ mình. Kết cục như ta đã biết là cả hai đều chết, tự nguyện chết theo nhau để mãi mãi được cùng tồn tại bền nhau.
- Ý nghĩa của cái chết:
- Cả hai người đều nhận thức được một cách sâu sắc rằng họ sinh ra là để cho nhau, là để được hạnh phúc bình yên. Cho nên không được sống cùng nhau thì họ phải chết cùng nhau. Đây là một nhận thức có giá trị thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong u mê của sự hận thù. Cho nên cái chết ở đây không tạo ra sự bi lụy đau thương mà tạo ra sự đồng cảmtạo ra sự định hướng cho hành động của người trong cuộc đời, hướng tới khát vọng vươn lên để làm chủ tình huống.
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Uy-li-am Sếch -xpia (1563 - 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng
- Ông được sinh ra tại một thị trấn quen thuộc miền Tây Nam nước Anh.
- Năm 1578: khi nhà sa sút, ông phải thôi học
- Năm 1585, ông lên thủ đô kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch. Lúc này nước Anh đang trong gia đoạn phồn thịnh, là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn phát triển.
- Ông đã để lại 37 vở kịch gồm: kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại
- Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của tác giả, được viết vào khoảng những năm 1584 -1585, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối thù hận của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (Italia) thời trung
- Tóm tắt: Tại thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-et, con gái họ Ca-piu-let. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc xô xát, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải lấy bá tước Pa-rit. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.
- Chủ đề: Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn
- Đoạn trích: hồi 2, lớp 2
2. Đọc - hiểu văn bản
Tình yêu của đôi trẻ (Rô-mê-ô và Giu-li-ét) được đặt trong khung cảnh thơ mộng của một đêm trăng thần tiên, thiên nhiên vừa lãng mạn vừa êm đềm.
a. Hình thức lời thoại
- Sáu lời thoại đầu: độc thoại: mê-ô và Giu-li-ét nói về nhau. Đối thoại trong độc thoại
- Mười lời thoại sau: lời đối thoại
- Ngôn ngữ sinh động, biểu cảm, đằm thắm, yêu thương
b. Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô
- Cảm nhận của Rô-mê-ô về Giu-li-ét
- Nàng Giu-li-ét: mặt trời, vầng dương
- Đôi mắt ngôi sao lấp lánh
- Gọi Giu-li-ét là nàng tiên lộng lẫy
→ Rô-mê-ô có ước muốn là chiếc bao tay để được mơn trớn gò má Giu-li-ét
⇒ Rô-mê-ô choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li-ét → chính tình yêu mãnh liệt, bùng cháy trong chàng đã thôi thúc chàng thốt lên những cảm nhận đắm say về Giu-li-ét
- Khi gặp Giu-li-ét:
- Sẵn sàng từ bỏ họ tên
- Nhờ sức mạnh của tình yêu mà Rô-mê-ô đến nơi tử địa, bất chấp mọi nguy hiểm
- Sợ không có được tình yêu của Giu-li-ét
⇒ Rô-mê-ô là mộ chàng trai mạnh mẽ đến với tình yêu một cách chân thành, đắm say, dám vượt lên trên mọi trở ngại, khó khăn để sống thật với những run động của trái tim.
c. Tâm trạng của nàng Giu-li-ét
Độc thoại
- Gọi tên Rô-mê-ô một cách tha thiết
- Boăn khoăn, suy nghĩ về mối hận thù của hai dòng họ
- Dám thể hiện tình yêu quyết liệt, táo bạo
→ Giu-li-ét bộc bạch một cách chân thành, đắm say
Đối thoại:
- Lo lắng cho sự xuất hiện của Rô-mê-ô
- Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô
→ Giu-li-ét là một cô gái trong sáng, chân thành đón nhận tình yêu, bất chấp sự thù hận của hai dòng họ. ⇒ Khát vọng được sống thật với những xúc cảm của chính mình.
Tổng kết
-
Nội dung
- Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp của tình người và tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những hận thù dòng tộc.
-
Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật
Ví dụ:
Đề: Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Hoàn cảnh tạo ra tình yêu:
- Tình yêu được nảy sinh trong lần gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa hai con người thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp không biết tự bao giờ. Nơi gặp nhau là một buổi lễ hội hóa trang được tổ chứctại nhà Ca-piu-lét, đối thủ của gia đình Rô- mê-ô. Vì là hội hóa trang, ở đó mọi người đều phải đeo mặt nạ, nhờ thế Rô-mê-ô mới lọt vào được và lễ hội hóa trang này tạo ra một thế giới khác giúp cho tình yêu chân thành, trong trắng kết hợp với khát vọng sống hạnh phúc bình yên nảy sinh.
- Tuy nhiên trong thời điểm đôi trai tài gái sắc ấy gặp nhau để dẫn tới xác lập tình yêu thì Ti-bân, đối thủ kình địch và là kẻ nuôi dưỡng thù hằn, đã nhận ra Rô- mê-ô. Hắn muốn ra tay mà không được. Yếu tố thù hằn xuất hiện với ý đồ trả thù của Ti-bân. Tính chất đối đầu giữa tình yêu và thù hận xuất hiện.
- Tình yêu vượt lên:
- Sau đêm gặp gỡ là cuộc gặp thề nguyền để dẫn tới việc gắn kết cuộc đời tư nguyện giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu đã lớn lên, vượt qua cửa ải hận thù nhưng không phải công khai, hay nói cách khác, họ được làm phép cưới bí mật tại nhà thờ song cả hai gia đình đều không biết đến điều đó. Họ trở thành vợ chồng song phải sống bí mật trước mọi người. Điều này cũng cho thấy tính chất bi kịch của mối tình.
- Tuy bị vây hãm trong thù địch như vậy song cả hai đều rất yên tâm và họ tin vào hạnh phúc mà họ đã xây đắp.
- Tình yêu bị đe dọa:
- Sự kiện đột biến tác động phá vỡ cuộc sống thanh bình cho dù chỉ diễn ra vào ban đêm của họ là việc Ti-bân giết chết Mơ-kiu-xi-ô, người của dòng họ Rô-mê-ô khơi dậy sự thù hằn truyền kiếp. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân để trả thù. Tình yêu bị de dọa thật sự. Đối vợ chồng trẻ phải chia tay nhau: Rô-mê-ỏ bị đi đày, bị trục xuất ra khỏi Vô-rô-na, Giu-li-ét bị đặt trước vấn đề phải lấy chống vì gia đình Ca- píu-lét vẫn chưa biết con gái mình đã làm phép cưới với người khác
- Hoàn cảnh biến động phức tạp hơn và hoàn toàn bất lợi cho hai người. Tính chất bi kịch lộ rõ dần với các giải pháp mà tu sĩ Lô-rân đưa ra và những cái ngẫu nhiên khiến cho cái giải pháp đó không thành hiện thực. Cái bi đạt tới đỉnh điểm
- Bi kịch lạc quan:
- Nhận thức của người trong cuộc:
- Nỗi đau của hai người khi câu chuyện xảy ra: Rô-mê-ô phải giết Ti-bản để trả thù) cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì người giết anh con bác mình không phải là ai khác mà chính là chồng mình. Đây là nhận thức về sự mất mát không thể tránh khỏi song họ vẫn giữ vững thủy chung vợ chồng.
- Sự chia tay của họ tại thời điểm Rô-mê-ô bị đi đày thể hiện quyết tâm giữ trọn hạnh phúc và tạo niềm tin cho nhau. Đặc biệt, Giu-li-ét trong thời điểm cấp bách đa dũng cảm chấp nhận giải pháp của tu sĩ Lô-rân với niềm tin tuyệt đối vào sự đoàn tụ của hai người.
- Nhận thức của người trong cuộc:
- Hành động nhất quán:
- Khi nghe tin người vợ của mình đã chết, ngay lập lức Rô-mê-ô lên đường trở về ngay và hành động cũng như quyết định tức thời đó là mua sắm một lọ thuốc độc để cùng chốt với vợ mình. Kết cục như ta đã biết là cả hai đều chết, tự nguyện chết theo nhau để mãi mãi được cùng tồn tại bền nhau.
- Ý nghĩa của cái chết:
- Cả hai người đều nhận thức được một cách sâu sắc rằng họ sinh ra là để cho nhau, là để được hạnh phúc bình yên. Cho nên không được sống cùng nhau thì họ phải chết cùng nhau. Đây là một nhận thức có giá trị thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong u mê của sự hận thù. Cho nên cái chết ở đây không tạo ra sự bi lụy đau thương mà tạo ra sự đồng cảmtạo ra sự định hướng cho hành động của người trong cuộc đời, hướng tới khát vọng vươn lên để làm chủ tình huống.