Vợ Nhặt - Kim Lân


Video bài giảng

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Kim Lân

  • Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007).
  • Quê: làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh.
  • Kim Lân là cây bút truyện ngắn.
  • Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân.
  • Ngoài viết văn ông còn làm báo, diễn kịch, đóng phim.
  • Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
  • Năm 2001, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Truyện ngắn Vợ nhặt

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

  • “Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). 
  • Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.

- Bố cục: 4 phần

- Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”

  • Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
  • Từ nhan đề ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
  • Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

2. Đọc- hiểu văn bản

a. Tình huống truyện độc đáo

  • Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo mà lại xấu xí,  thô kệch lấy được vợ giữa nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử.
  • Tình huống Tràng nhặt được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên:
    • Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên.
    • Người lớn cũng ngạc nhiên.
    • Mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên.
    • Bản thân Tràng cũng không ngờ được, cứ ngỡ ngàng như không phải ⇒ một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo.
  • Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
  • Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới cuộc sống và hạnh phúc. Trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn muốn cứ được là con người.

b. Diễn biến tâm trạng các nhân vật

- Người vợ nhặt

  • Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
  • Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
  • Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng.
  • Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
    • Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính.
    • Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
  • Thị có sự thay đổi khi tìm thấy sự ấm áp của gia đình:
    • Trở thành một người vợ đảm đang.
    • Người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
  • Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng trong hoàn cảnh tối tăm đó người đói.

⇒ Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm: dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc.

- Nhân vật Tràng

  • Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn,…
  • Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
  • Lúc  đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
  • Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc -> Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
  • Trên đường về:
    • Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ" khác thường.
    • Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả: “Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; “Lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”; Dường như quên đi cảnh sống ê chề, tối tăm; quên đi cái đói đang đe dọa,... khi có sự xuất hiện của người vợ nhặt.
  • Buổi sáng đầu tiên có vợ:
    • Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ: êm ái, lơ lửng như trong mơ
    • Tràng thay đổi hẳn: Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng; Cảm thấy nên người, thấy mình phải có bổn phận lo lắng cho gia đình; Biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.

⇒ Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

- Bà cụ Tứ

  • Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
  • Tâm trạng bà cụ Tứ:
    • Khi nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, lo âu.
    • Ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
    • Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ: Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt; Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này không; Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới; Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai; Lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
    • Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình
    • Từ tốn căn dặn nàng dâu mới → Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
    • Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới: Rạng rỡ hẳn lên; Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa; Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”; Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu ⇒ tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.

⇒ Bà là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.

c. Nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn:
    • Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ.
    • Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
  • Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
  • Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
  • Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, toạ nên sức gợi.

Ví dụ:

Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ.

b. Thân bài

  • Sự ngạc nhiên của bà cụ khi anh Tràng dắt vợ về
    • Con trai lấy vợ trong lúc bấy giờ rất khó khăn, với người như anh không dễ gì có vợ, nên cụ ngạc nhiên.
    • Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.
    • Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u.
    • Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”...”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”.
    • Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
  • Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ
    • Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ, bà nghĩ đến chồng, đến con gái trở nên buồn hơn.
    • Vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con.
    • Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn.
    • Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ.
    • Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.
    • Bà cụ xót thương cho con dâu, buồn tủi cho mình.
  • Nỗi lo của bà cụ Tứ
    • Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn như thế nào.
    • Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương nhau, vượt qua khó khăn.
    • Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình.
  • Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ
    • Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”
    • Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa.
    • Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu.
    • Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con đâu đỡ tủi.

c. Kết bài

  • Nét đặc sắc trong nghệ thuật phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
  • Tác phẩm có nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động.

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Kim Lân

  • Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007).
  • Quê: làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh.
  • Kim Lân là cây bút truyện ngắn.
  • Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân.
  • Ngoài viết văn ông còn làm báo, diễn kịch, đóng phim.
  • Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
  • Năm 2001, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Truyện ngắn Vợ nhặt

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

  • “Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). 
  • Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.

- Bố cục: 4 phần

- Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”

  • Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
  • Từ nhan đề ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
  • Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

2. Đọc- hiểu văn bản

a. Tình huống truyện độc đáo

  • Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo mà lại xấu xí,  thô kệch lấy được vợ giữa nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử.
  • Tình huống Tràng nhặt được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên:
    • Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên.
    • Người lớn cũng ngạc nhiên.
    • Mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên.
    • Bản thân Tràng cũng không ngờ được, cứ ngỡ ngàng như không phải ⇒ một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo.
  • Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
  • Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới cuộc sống và hạnh phúc. Trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn muốn cứ được là con người.

b. Diễn biến tâm trạng các nhân vật

- Người vợ nhặt

  • Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
  • Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
  • Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng.
  • Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
    • Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính.
    • Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
  • Thị có sự thay đổi khi tìm thấy sự ấm áp của gia đình:
    • Trở thành một người vợ đảm đang.
    • Người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
  • Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng trong hoàn cảnh tối tăm đó người đói.

⇒ Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm: dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc.

- Nhân vật Tràng

  • Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn,…
  • Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
  • Lúc  đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
  • Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc -> Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
  • Trên đường về:
    • Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ" khác thường.
    • Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả: “Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; “Lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”; Dường như quên đi cảnh sống ê chề, tối tăm; quên đi cái đói đang đe dọa,... khi có sự xuất hiện của người vợ nhặt.
  • Buổi sáng đầu tiên có vợ:
    • Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ: êm ái, lơ lửng như trong mơ
    • Tràng thay đổi hẳn: Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng; Cảm thấy nên người, thấy mình phải có bổn phận lo lắng cho gia đình; Biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.

⇒ Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

- Bà cụ Tứ

  • Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
  • Tâm trạng bà cụ Tứ:
    • Khi nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, lo âu.
    • Ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
    • Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ: Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt; Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này không; Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới; Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai; Lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
    • Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình
    • Từ tốn căn dặn nàng dâu mới → Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
    • Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới: Rạng rỡ hẳn lên; Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa; Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”; Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu ⇒ tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.

⇒ Bà là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.

c. Nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn:
    • Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ.
    • Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
  • Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
  • Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
  • Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, toạ nên sức gợi.

Ví dụ:

Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ.

b. Thân bài

  • Sự ngạc nhiên của bà cụ khi anh Tràng dắt vợ về
    • Con trai lấy vợ trong lúc bấy giờ rất khó khăn, với người như anh không dễ gì có vợ, nên cụ ngạc nhiên.
    • Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.
    • Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u.
    • Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”...”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”.
    • Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
  • Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ
    • Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ, bà nghĩ đến chồng, đến con gái trở nên buồn hơn.
    • Vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con.
    • Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn.
    • Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ.
    • Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.
    • Bà cụ xót thương cho con dâu, buồn tủi cho mình.
  • Nỗi lo của bà cụ Tứ
    • Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn như thế nào.
    • Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương nhau, vượt qua khó khăn.
    • Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình.
  • Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ
    • Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”
    • Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa.
    • Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu.
    • Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con đâu đỡ tủi.

c. Kết bài

  • Nét đặc sắc trong nghệ thuật phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
  • Tác phẩm có nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động.

Bài học tiếp theo

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Bài học bổ sung