Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
1. Nhắc lại kiến thức
Mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt của một văn bản nghị luận.
a. Mục đích
- Giúp ta có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về VB gốc.
- Tích lũy tư liệu và kiến thức cần thiết làm tài liệu.
- Học tập cách tư duy và diễn đạt trong văn NL.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt VBNL.
b. Yêu cầu
- Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của VB gốc; không tự ý thêm bớt.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù họp với mục đích tóm tắt.
c. Cách tóm tắt
- Bước 1: Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc àlựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài)ànắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề.
- Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.
- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.
Bài tập:
Tóm tắt tác phẩm "Về luân lý xã hội ở nước ta" của Phan Châu Trinh (SGK Ngữ văn 11, tập 2, trang 84).
Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là vì người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Ý thức đoàn thể của dân ta xưa cũng đã có nhưng nay đã xa sút. Sở dĩ thiếu luân lí xã hội là do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quí. Chúng chẳng qua là lũ ăn cướp có giấy phép. Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền XHCN, phải có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
1. Nhắc lại kiến thức
Mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt của một văn bản nghị luận.
a. Mục đích
- Giúp ta có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về VB gốc.
- Tích lũy tư liệu và kiến thức cần thiết làm tài liệu.
- Học tập cách tư duy và diễn đạt trong văn NL.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt VBNL.
b. Yêu cầu
- Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của VB gốc; không tự ý thêm bớt.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù họp với mục đích tóm tắt.
c. Cách tóm tắt
- Bước 1: Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc àlựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài)ànắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề.
- Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.
- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.
Bài tập:
Tóm tắt tác phẩm "Về luân lý xã hội ở nước ta" của Phan Châu Trinh (SGK Ngữ văn 11, tập 2, trang 84).
Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là vì người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Ý thức đoàn thể của dân ta xưa cũng đã có nhưng nay đã xa sút. Sở dĩ thiếu luân lí xã hội là do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quí. Chúng chẳng qua là lũ ăn cướp có giấy phép. Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền XHCN, phải có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.