Bài 13: Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính


1. Khái niệm chung

  • Ngày nay hầu hết các bản vẽ, tài liệu kĩ thuật đều được lập bằng máy tính.

  • Vẽ kĩ thuật bằng máy tính ( Computer Aided Drafting, CAD): Là tổ hợp các phương tiện và các phương pháp đảm bảo tự động hóa quá trình xử lý, lưu trữ thông tin vẽ và lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính

  • Ưu điểm:

    • Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng.

    • Dễ dàng sữa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.

    • Giải phóng con người thoát khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản vẽ

2. Khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính (CAD).

  • Các hệ thống CAD xuất hiện vào khoảng giữa năm 1960 và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế.

  • Hệ thống CAD gồm ba phần: Phần cứng, phần mềm và người sử dụng.  

2.1. Phần cứng

  • Là tổ hợp các phương tiện kỹ thuật gồm máy tính và các thiết bị đưa thông tin vào, ra.

  • CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính.

  • Màn hình: để hiển thị bản vẽ.

  • Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ.

  • Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy.

  • Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa.

Phần cứng của hệ thống CAD

2.2. Phần mềm

  • Phần mềm của hệ thống CAD đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản vẽ như:

    • Tạo các đối tượng vẽ cơ bản: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể 3 chiều.

    • Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình.

    • Tạo ra các hình chiếu vuông góc, mặt cắt, hình cắt.

    • Xây dựng hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh.

    • Tô vẽ kí hiệu vật liệu.

    • Ghi kích thước

 

2.3. Người sử dụng

  • Để khai thác được một phần mềm CAD, ngoài các kiến thức chuyên môn, người sử dụng phải có các kiến thức cơ bản về tin học và vẽ kĩ thuật.  

  • Các thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm dù hiện đại và hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế hết mọi hoạt động trí tuệ của con người.

3. Khái quát về AutoCad

Là một chương trình do con người viết ra với mục đích thực hiện các bản vẽ 2 chiều hoặc 3 chiều dưới sự hỗ trợ của máy tính điện tử.

3.1. Bản vẽ hai chiều

  • Phần mềm AutoCAD đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động vẽ truyền thống trên mặt phẳng hai chiều, thiết lập theo đúng các quy định về đường nét, ghi kích thước,… 

  • Vẽ hình chiếu của các vật thể.

3.2. Mô hình vật thể 3 chiều:

  • AutoCAD có khả năng tạo ra mô hình vật thể trong không gian ba chiều của các đối tượng cần thiết kế, sau đó tự động xây dựng bản vẽ các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,…trên mặt phẳng hai chiều từ mô hình vật thể ba chiều.

  • Xây dựng mô hình của vật thể cần thiết xuất phát từ các vật thể đơn giản nhất ( các khối hình học cơ bản ).

  • Liên kết các khối hình học cơ bản với nhau bằng nhiều cách để tạo nên một vật thể cần thiết kế.

  • Tự động xây dựng các loại hình chiếu trên mặt phẳng, các loại hình cắt, mặt cắt… theo yêu cầu.

Bài 1

Nêu các ưu điểm của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính.

Hướng dẫn giải

Ưu điểm:

  • Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng.

  • Dễ dàng sữa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.

  • Giải phóng con người thoát khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản 

Bài 2:

Hãy kể tên và nêu rõ chức năng của các thiết bị phần cứng của một hệ thống CAD mà em đã biết hoặc đã sử dụng.

Hướng dẫn giải

  • CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính.

  • Màn hình: để hiển thị bản vẽ.

  • Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ.

  • Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy.

  • Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa.

1. Khái niệm chung

  • Ngày nay hầu hết các bản vẽ, tài liệu kĩ thuật đều được lập bằng máy tính.

  • Vẽ kĩ thuật bằng máy tính ( Computer Aided Drafting, CAD): Là tổ hợp các phương tiện và các phương pháp đảm bảo tự động hóa quá trình xử lý, lưu trữ thông tin vẽ và lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính

  • Ưu điểm:

    • Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng.

    • Dễ dàng sữa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.

    • Giải phóng con người thoát khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản vẽ

2. Khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính (CAD).

  • Các hệ thống CAD xuất hiện vào khoảng giữa năm 1960 và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế.

  • Hệ thống CAD gồm ba phần: Phần cứng, phần mềm và người sử dụng.  

2.1. Phần cứng

  • Là tổ hợp các phương tiện kỹ thuật gồm máy tính và các thiết bị đưa thông tin vào, ra.

  • CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính.

  • Màn hình: để hiển thị bản vẽ.

  • Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ.

  • Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy.

  • Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa.

Phần cứng của hệ thống CAD

2.2. Phần mềm

  • Phần mềm của hệ thống CAD đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản vẽ như:

    • Tạo các đối tượng vẽ cơ bản: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể 3 chiều.

    • Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình.

    • Tạo ra các hình chiếu vuông góc, mặt cắt, hình cắt.

    • Xây dựng hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh.

    • Tô vẽ kí hiệu vật liệu.

    • Ghi kích thước

 

2.3. Người sử dụng

  • Để khai thác được một phần mềm CAD, ngoài các kiến thức chuyên môn, người sử dụng phải có các kiến thức cơ bản về tin học và vẽ kĩ thuật.  

  • Các thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm dù hiện đại và hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế hết mọi hoạt động trí tuệ của con người.

3. Khái quát về AutoCad

Là một chương trình do con người viết ra với mục đích thực hiện các bản vẽ 2 chiều hoặc 3 chiều dưới sự hỗ trợ của máy tính điện tử.

3.1. Bản vẽ hai chiều

  • Phần mềm AutoCAD đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động vẽ truyền thống trên mặt phẳng hai chiều, thiết lập theo đúng các quy định về đường nét, ghi kích thước,… 

  • Vẽ hình chiếu của các vật thể.

3.2. Mô hình vật thể 3 chiều:

  • AutoCAD có khả năng tạo ra mô hình vật thể trong không gian ba chiều của các đối tượng cần thiết kế, sau đó tự động xây dựng bản vẽ các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,…trên mặt phẳng hai chiều từ mô hình vật thể ba chiều.

  • Xây dựng mô hình của vật thể cần thiết xuất phát từ các vật thể đơn giản nhất ( các khối hình học cơ bản ).

  • Liên kết các khối hình học cơ bản với nhau bằng nhiều cách để tạo nên một vật thể cần thiết kế.

  • Tự động xây dựng các loại hình chiếu trên mặt phẳng, các loại hình cắt, mặt cắt… theo yêu cầu.

Bài 1

Nêu các ưu điểm của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính.

Hướng dẫn giải

Ưu điểm:

  • Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng.

  • Dễ dàng sữa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.

  • Giải phóng con người thoát khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản 

Bài 2:

Hãy kể tên và nêu rõ chức năng của các thiết bị phần cứng của một hệ thống CAD mà em đã biết hoặc đã sử dụng.

Hướng dẫn giải

  • CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính.

  • Màn hình: để hiển thị bản vẽ.

  • Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ.

  • Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy.

  • Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa.

Bài học bổ sung