Bài 11: Bản vẽ xây dựng


1. Khái niệm chung

  • Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng

  • Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

  • Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà:

2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.

  • Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh…

  • Ví dụ:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS:

Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình:

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể:

3. Các hình biểu diễn ngôi nhà

3.1, Mặt bằng

  • Bản chất: Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

  • Nội dung: Vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc... 

→ Là bản vẽ quan trong nhất trong các bản vẽ nhà

  • Đặc điểm:

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

    • Không biểu diễn phần khuất

    • Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng .

3.2, Mặt đứng

  • Bản chất: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

  • Nội dung: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà

  • Đặc điểm:

    • Được vẽ bằng nét liền mảnh, không biểu diễn phần khuất 

3.3, Mặt cắt

  • Bản chất: Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà

  • Nội dung: Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ..

  • Đặc điểm:

    • Không biểu diễn phần khuất 

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

Ví dụ: Hình biểu diễn một ngôi nhà ở 2 tầng đơn giản gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt:

Bài 1.

Bản vẽ nào là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng?

A. Bản vẽ mặt đứng.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án D

    • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Bài 2

Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt ?

A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt đứng.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B

    • Bản vẽ mặt cắt.

Bài 3

Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình nào ?

A. Mặt đứng.

B. Mặt bằng.

C. Mặt cắt.

D. Mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B

    • Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là Mặt bằng.

1. Khái niệm chung

  • Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng

  • Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

  • Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà:

2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng.

  • Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh…

  • Ví dụ:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS:

Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình:

  • Kí hiệu quy ước trong bản vẽ mặt bằng tổng thể:

3. Các hình biểu diễn ngôi nhà

3.1, Mặt bằng

  • Bản chất: Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

  • Nội dung: Vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc... 

→ Là bản vẽ quan trong nhất trong các bản vẽ nhà

  • Đặc điểm:

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

    • Không biểu diễn phần khuất

    • Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng .

3.2, Mặt đứng

  • Bản chất: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

  • Nội dung: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà

  • Đặc điểm:

    • Được vẽ bằng nét liền mảnh, không biểu diễn phần khuất 

3.3, Mặt cắt

  • Bản chất: Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà

  • Nội dung: Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ..

  • Đặc điểm:

    • Không biểu diễn phần khuất 

    • Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất. 

Ví dụ: Hình biểu diễn một ngôi nhà ở 2 tầng đơn giản gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt:

Bài 1.

Bản vẽ nào là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng?

A. Bản vẽ mặt đứng.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án D

    • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Bài 2

Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt ?

A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

B. Bản vẽ mặt cắt.

C. Bản vẽ mặt bằng.

D. Bản vẽ mặt đứng.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B

    • Bản vẽ mặt cắt.

Bài 3

Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình nào ?

A. Mặt đứng.

B. Mặt bằng.

C. Mặt cắt.

D. Mặt bằng tổng thể.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B

    • Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là Mặt bằng.

Bài học tiếp theo

Bài 12: Thực hành Bản vẽ xây dựng
Bài 13: Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính
Bài 14: Ôn tập phần vẽ kỹ thuật

Bài học bổ sung