Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận


Video bài giảng

1. Các lỗi lập luận thường gặp trong văn nghị luận

a. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

  • Luận điểm chưa rõ, nội dung trùng lặp, không có sự nhấn mạnh ý hay phát triển ý.
  • Không nêu được luận điểm khái quát, diễn đạt trùng lặp, không trình bày đúng bản chất của vấn đề.
  • Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, rõ ràng.

b. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

  • Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác.
  • Luận cứ thiếu tính hệ thống, lôgic, luận cứ không phù hợp với luận điểm,luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
  • Không đủ luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm hoặc quá nhiều luận cứ làm cho lập luận rối.

c. Lỗi về cách thức lập luận

  • Trình bày luận cứ thiếu tính lôgic, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
  • Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện.
  • Luận điểm không rõ ràng: phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính. Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước.

Ví dụ:

Phát hiện, phân tích và sửa lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

a. Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông luận Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hóa.

b. Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp ḱì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi về đâu. Chính vì thế mà Xuân Quỳnh đă ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vô những con sóng để nói lên tình yêu của mình. 

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Lỗi nêu luận cứ: phần luận điểm nêu...: nhiều nghệ sĩ nhưng luận cứ mới nêu 1 tác phẩm nên sức khái quát chưa cao.
  • Chữa lỗi
    • Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử là hình ảnh phiêu diêu của một con thuyền chở đầy ánh trăng trong nhịp hối hả, gấp gáp của thời gian" kịp tối nay" . Trong thơ Thu Bồn là dáng dùng dằng không chảy "sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu" Còn dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hoá. dữ dội nhưng mộng mơ. 

Câu b:

  • Các lỗi gặp phải:
    • Không nêu được luận điểm cần trình bày.
    • Luận cứ lan man, xa rời vấn đề.
    • Nội dung luận cứ không liên quan với nhau.
  • Chữa lỗi:
    • Nếu ai đă từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục dữ dội. Mà trong tác phẩm, mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều có thể tìm thấy một sự tương đồng với một đặc điểm nào đó của sóng. Chính vì thế mà Xuân Quỳnh hóa thân vào sóng để bộc lộ tình yêu của mình.

1. Các lỗi lập luận thường gặp trong văn nghị luận

a. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

  • Luận điểm chưa rõ, nội dung trùng lặp, không có sự nhấn mạnh ý hay phát triển ý.
  • Không nêu được luận điểm khái quát, diễn đạt trùng lặp, không trình bày đúng bản chất của vấn đề.
  • Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, rõ ràng.

b. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

  • Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác.
  • Luận cứ thiếu tính hệ thống, lôgic, luận cứ không phù hợp với luận điểm,luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
  • Không đủ luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm hoặc quá nhiều luận cứ làm cho lập luận rối.

c. Lỗi về cách thức lập luận

  • Trình bày luận cứ thiếu tính lôgic, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
  • Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện.
  • Luận điểm không rõ ràng: phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính. Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước.

Ví dụ:

Phát hiện, phân tích và sửa lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

a. Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông luận Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hóa.

b. Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp ḱì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi về đâu. Chính vì thế mà Xuân Quỳnh đă ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vô những con sóng để nói lên tình yêu của mình. 

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Lỗi nêu luận cứ: phần luận điểm nêu...: nhiều nghệ sĩ nhưng luận cứ mới nêu 1 tác phẩm nên sức khái quát chưa cao.
  • Chữa lỗi
    • Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử là hình ảnh phiêu diêu của một con thuyền chở đầy ánh trăng trong nhịp hối hả, gấp gáp của thời gian" kịp tối nay" . Trong thơ Thu Bồn là dáng dùng dằng không chảy "sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu" Còn dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hoá. dữ dội nhưng mộng mơ. 

Câu b:

  • Các lỗi gặp phải:
    • Không nêu được luận điểm cần trình bày.
    • Luận cứ lan man, xa rời vấn đề.
    • Nội dung luận cứ không liên quan với nhau.
  • Chữa lỗi:
    • Nếu ai đă từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục dữ dội. Mà trong tác phẩm, mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều có thể tìm thấy một sự tương đồng với một đặc điểm nào đó của sóng. Chính vì thế mà Xuân Quỳnh hóa thân vào sóng để bộc lộ tình yêu của mình.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung