Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận


1. Bảng tổng hợp các thao tác lập luận đã học

Bảng tổng hợp các thao tác lập luận đã học

Bảng tổng hợp các thao tác lập luận đã học

2. Ví dụ minh hoạ

a. Giải thích

“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.

( Trích "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" – Trần Đình Hượu)

b. Chứng minh

“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN  (kết nối thông tin với mạng Á- Âu,  mạng VinaREN thông qua TEIN2,  TEIN4,…”

("Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập", Mai Hà, Ánh Tuyết – Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014)

c. Phân tích

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước  khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

 ách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

("Bàn về việc đọc sách" – Nguồn Internet)

d. Bình luận

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”

(Nguyễn An Ninh, "Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức", SGK Ngữ văn 11, Tập hai, tr. 90)

e. So sánh

“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.  

 (Chữ ta, bài "Bản lĩnh Việt Nam" của Hữu Thọ)

g. Bác bỏ

“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”.

(Nguyễn An Ninh, "Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức", SGK Ngữ văn 11, Tập hai, tr. 90)


Đề bài: Kết hợp các thao tác nghị luận thích hợp để viết đoạn văn nghị luận.

Đoạn 1. Chủ đề: Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất. 

Gợi ý:

  • Quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái được hình thành như một lẽ tất yếu của đời sống con người. Cha mẹ mong chờ con cái với tất cả khát khao và mong ước.
  • Tình cảm được hình thành tự nhiên, mang nhiều ân nghĩa: ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, ơn cha sinh thành dưỡng dục…
  • Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, tự nhiên, không hề vụ lợi, con lớn lên bằng tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ; cha mẹ lấy con làm nguồn vui sống…Tình cảm cha mẹ với con cái vì vậy hết sức tự nhiên, chân thành, thiêng liêng.
  • Liên hệ, rút ra bài học: Yêu quý, trân trọng cha mẹ, gia đình…

Đoạn 2. Chủ đề: Con người không thể sống thiếu bạn.

Gợi ý:

“Bạn” là những người như thế nào?

  • Người cùng ta sẻ chia vui buồn, giúp đỡ động viên ta.

Tại sao "Con người không thể thiếu bạn"?

  • Vì con người không thể sống đơn độc, làm mọi thứ một mình; được lắng nghe và được chia sẻ trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
  • So sánh:
    • Người không có bạn: tẻ nhạt, buồn bã, cô độc. Ví dụ: Câu chuyên “Cô chủ không biết quý tình bạn”. 
    • Người có bạn, tình bạn đã giúp con người sống tốt hơn, làm tốt hơn “Giàu vì bạn”. Ví dụ: Tình bạn Lưu Bình – Dương Lễ.
  • Liên hệ: Chọn bạn mà chơi; tự xây dựng cho mình một tình bạn đẹp.

1. Bảng tổng hợp các thao tác lập luận đã học

Bảng tổng hợp các thao tác lập luận đã học

Bảng tổng hợp các thao tác lập luận đã học

2. Ví dụ minh hoạ

a. Giải thích

“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.

( Trích "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" – Trần Đình Hượu)

b. Chứng minh

“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN  (kết nối thông tin với mạng Á- Âu,  mạng VinaREN thông qua TEIN2,  TEIN4,…”

("Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập", Mai Hà, Ánh Tuyết – Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014)

c. Phân tích

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước  khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

 ách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

("Bàn về việc đọc sách" – Nguồn Internet)

d. Bình luận

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”

(Nguyễn An Ninh, "Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức", SGK Ngữ văn 11, Tập hai, tr. 90)

e. So sánh

“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.  

 (Chữ ta, bài "Bản lĩnh Việt Nam" của Hữu Thọ)

g. Bác bỏ

“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”.

(Nguyễn An Ninh, "Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức", SGK Ngữ văn 11, Tập hai, tr. 90)


Đề bài: Kết hợp các thao tác nghị luận thích hợp để viết đoạn văn nghị luận.

Đoạn 1. Chủ đề: Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất. 

Gợi ý:

  • Quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái được hình thành như một lẽ tất yếu của đời sống con người. Cha mẹ mong chờ con cái với tất cả khát khao và mong ước.
  • Tình cảm được hình thành tự nhiên, mang nhiều ân nghĩa: ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, ơn cha sinh thành dưỡng dục…
  • Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, tự nhiên, không hề vụ lợi, con lớn lên bằng tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ; cha mẹ lấy con làm nguồn vui sống…Tình cảm cha mẹ với con cái vì vậy hết sức tự nhiên, chân thành, thiêng liêng.
  • Liên hệ, rút ra bài học: Yêu quý, trân trọng cha mẹ, gia đình…

Đoạn 2. Chủ đề: Con người không thể sống thiếu bạn.

Gợi ý:

“Bạn” là những người như thế nào?

  • Người cùng ta sẻ chia vui buồn, giúp đỡ động viên ta.

Tại sao "Con người không thể thiếu bạn"?

  • Vì con người không thể sống đơn độc, làm mọi thứ một mình; được lắng nghe và được chia sẻ trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
  • So sánh:
    • Người không có bạn: tẻ nhạt, buồn bã, cô độc. Ví dụ: Câu chuyên “Cô chủ không biết quý tình bạn”. 
    • Người có bạn, tình bạn đã giúp con người sống tốt hơn, làm tốt hơn “Giàu vì bạn”. Ví dụ: Tình bạn Lưu Bình – Dương Lễ.
  • Liên hệ: Chọn bạn mà chơi; tự xây dựng cho mình một tình bạn đẹp.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung