Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội


1. Hướng dẫn chung

  • Bố cục bài văn nghị luận
    • Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
    • Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề
    • Kết bài: Thâu tóm nội dung cơ bản, tiếp tục gợi mở suy nghĩ cho người đọc, hoặc nêu cảm nghĩ riêng của người viết
  • Lập luận
    • Cách xây dựng luận điểm, tìm luận cứ, cách lập luận
    • Các thao tác nghị luận.

2. Gợi ý một số đề bài

  • Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiên và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
  • Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1942: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp."
  • Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

3. Gợi ý cách làm bài

  • Đọc kĩ đề bài
    • Xác định vấn đề cần nghị luận
    • Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
  • Lập dàn ý và viết bài
    • Dựa vào kết quả phân tích đề, lập dàn ý rồi viết bài.
    • Khi viết, lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề; dùng từ chuẩn xác và diễn đạt trôi chảy.

Ví dụ: 

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về ý kiến trên "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"

Đề 2: Trình bày suy nghĩ, ý kiến của anh (chị) về hiện tượng tỉ lệ thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng.

Gợi ý làm bài

Đề 1:  

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề và dẫn dắt đến ý kiến "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"
  • Mở ra hướng làm bài

b. Thân bài

- Giải thích và chứng minh

  • Hạnh phúc là gì? (là trạng thái sung sướng và thảo mãn của con người khi đạt được ước nguyện, mục tiêu trong đòi sống...)
  • Người hạnh phúc là người như thế nào?
    • Sở hữu được những giá trị vật chất, thỏa mãn được những giá trị tinh thần cho đời sống cá nhân
    • Sống cống hiến và trao tặng, đạt được mục đích, có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
  • Tại sao người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất?
    • Con người là sự tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội. 
    • Khi con người biết sống yêu thương và mang hạnh phúc đến cho người khác tức là họ đang gieo những hạt giống của tình yêu thương đằm thắm để rồi cũng chính họ sẽ gặt hái quả ngọt của tình yêu thương đằm thắm. 

- Bình luận

  • Quan niệm đúng đắn, có ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tới giá trị nhân cách cao thượng, tránh lối sống tầm thường, ích kỉ của cá nhân.
  • Việc đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh rất bình dị nhưng cũng rất đỗi cao quý.
  • Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay, vẫn có một số người dù là việc làm nhỏ nhất mang lại hạnh phúc cho những người quanh mình cũng không làm được.
  • Cách đem lại hạnh phúc cho người khác? (những việc làm nhỏ thể hiện sự quan tâm đối với gia đình hay những người xung quanh, lòng tốt dành cho những người khó khăn....)

- Bài học nhận thức và hành động:

  • Nêu một cách chân thực và gần gũi với cá nhân bản thân mỗi người.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề và mở rộng vấn đề.

Chú ý: Để làm rõ vấn đề cần tìm dẫn chứng phù hợp, rõ ràng, có ý nghĩa rõ ràng....


Đề 2: 

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề (hiện tượng tỉ lệ thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng)
  • Dẫn dắt và đưa ra hướng nghị luận.

b. Thân bài

- Biểu hiện:

  • Vi phạm các lỗi như: đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông...
  • Ý thức văn hóa tham gia giao thông không tốt...

- Nguyên nhân: 

  • Không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và tự giác.
  • Ý thức kém khi tham gia giao thông.
  • Tâm lí bộc phát, bốc đồng, dễ bị lôi kéo, thích chứng tỏ...

- Tác hại:

  • Nói chung
    • Dẫn đến tai nạn giao thông, gây thiệt hại về của và người 
    • Tác động tiêu cực đến tâm lí trước mắt và về lâu dài cho mọi người
  • Nói riêng:
    • Ảnh hưởng đến bản thân người vi phạm về mọi mặt 
    • Sự thiếu ý thức có thể hình thành lối sống tùy tiện, vô tổ chức, không có thói quen tôn trọng pháp luật...

- Biện pháp:

  • Tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông tại những giờ sinh hoạt ở địa phương và hoạt động ngoại khóa ở nhà trường.
  • Kết hợp với phụ huynh để giáo dục đạo đức và rèn luyện ý thức tham gia giao thông tốt, an toàn...
  • Phát huy tinh thần tự nguyện chấp hành luật lệ giao thông của cá nhân...

- Bài học:

  • Rút ra bài học nhận thức và hành động chân thực, phù hợp với bản thân người viết.

c. Kết bài

  • Nhấn mạnh, tổng kết lại vấn đề
  • Mở rộng vấn đề                                                                          

1. Hướng dẫn chung

  • Bố cục bài văn nghị luận
    • Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
    • Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề
    • Kết bài: Thâu tóm nội dung cơ bản, tiếp tục gợi mở suy nghĩ cho người đọc, hoặc nêu cảm nghĩ riêng của người viết
  • Lập luận
    • Cách xây dựng luận điểm, tìm luận cứ, cách lập luận
    • Các thao tác nghị luận.

2. Gợi ý một số đề bài

  • Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiên và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
  • Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1942: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp."
  • Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

3. Gợi ý cách làm bài

  • Đọc kĩ đề bài
    • Xác định vấn đề cần nghị luận
    • Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp.
  • Lập dàn ý và viết bài
    • Dựa vào kết quả phân tích đề, lập dàn ý rồi viết bài.
    • Khi viết, lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề; dùng từ chuẩn xác và diễn đạt trôi chảy.

Ví dụ: 

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về ý kiến trên "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"

Đề 2: Trình bày suy nghĩ, ý kiến của anh (chị) về hiện tượng tỉ lệ thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng.

Gợi ý làm bài

Đề 1:  

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề và dẫn dắt đến ý kiến "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"
  • Mở ra hướng làm bài

b. Thân bài

- Giải thích và chứng minh

  • Hạnh phúc là gì? (là trạng thái sung sướng và thảo mãn của con người khi đạt được ước nguyện, mục tiêu trong đòi sống...)
  • Người hạnh phúc là người như thế nào?
    • Sở hữu được những giá trị vật chất, thỏa mãn được những giá trị tinh thần cho đời sống cá nhân
    • Sống cống hiến và trao tặng, đạt được mục đích, có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
  • Tại sao người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất?
    • Con người là sự tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội. 
    • Khi con người biết sống yêu thương và mang hạnh phúc đến cho người khác tức là họ đang gieo những hạt giống của tình yêu thương đằm thắm để rồi cũng chính họ sẽ gặt hái quả ngọt của tình yêu thương đằm thắm. 

- Bình luận

  • Quan niệm đúng đắn, có ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tới giá trị nhân cách cao thượng, tránh lối sống tầm thường, ích kỉ của cá nhân.
  • Việc đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh rất bình dị nhưng cũng rất đỗi cao quý.
  • Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay, vẫn có một số người dù là việc làm nhỏ nhất mang lại hạnh phúc cho những người quanh mình cũng không làm được.
  • Cách đem lại hạnh phúc cho người khác? (những việc làm nhỏ thể hiện sự quan tâm đối với gia đình hay những người xung quanh, lòng tốt dành cho những người khó khăn....)

- Bài học nhận thức và hành động:

  • Nêu một cách chân thực và gần gũi với cá nhân bản thân mỗi người.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề và mở rộng vấn đề.

Chú ý: Để làm rõ vấn đề cần tìm dẫn chứng phù hợp, rõ ràng, có ý nghĩa rõ ràng....


Đề 2: 

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề (hiện tượng tỉ lệ thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng)
  • Dẫn dắt và đưa ra hướng nghị luận.

b. Thân bài

- Biểu hiện:

  • Vi phạm các lỗi như: đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông...
  • Ý thức văn hóa tham gia giao thông không tốt...

- Nguyên nhân: 

  • Không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt và tự giác.
  • Ý thức kém khi tham gia giao thông.
  • Tâm lí bộc phát, bốc đồng, dễ bị lôi kéo, thích chứng tỏ...

- Tác hại:

  • Nói chung
    • Dẫn đến tai nạn giao thông, gây thiệt hại về của và người 
    • Tác động tiêu cực đến tâm lí trước mắt và về lâu dài cho mọi người
  • Nói riêng:
    • Ảnh hưởng đến bản thân người vi phạm về mọi mặt 
    • Sự thiếu ý thức có thể hình thành lối sống tùy tiện, vô tổ chức, không có thói quen tôn trọng pháp luật...

- Biện pháp:

  • Tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông tại những giờ sinh hoạt ở địa phương và hoạt động ngoại khóa ở nhà trường.
  • Kết hợp với phụ huynh để giáo dục đạo đức và rèn luyện ý thức tham gia giao thông tốt, an toàn...
  • Phát huy tinh thần tự nguyện chấp hành luật lệ giao thông của cá nhân...

- Bài học:

  • Rút ra bài học nhận thức và hành động chân thực, phù hợp với bản thân người viết.

c. Kết bài

  • Nhấn mạnh, tổng kết lại vấn đề
  • Mở rộng vấn đề                                                                          

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung