Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của xã hội và cộng đồng
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện như:
- Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm, thanh, âm tiết, từ và ngữ cố định)
- Các quy tắc chung (qui tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)
- Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
2. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
- Lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các qui tắc chung.
- Tính riêng trong lời nói được thể hiện qua những phương diện như:
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân
- Việc chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc
- Việc tạo ra từ mới
- Việc vận dung linh hoạt sáng tạo những qui tắc chung, phương thức chung
- Phong cách ngôn ngữ cá nhân thường gắn với các tác giả văn học nổi tiếng.
- Lời nói cá nhân vừa có những biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi, phát triển ngôn ngữ chung.
Ví dụ:
Bài tập 1: Hãy tìm hiểu xem tác giả đã sử dụng những yếu tố ngôn ngữ và những quy tắc ngôn ngữ nào để tạo câu?
"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"
(Tổ Quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
- Các yếu tố chung của ngôn ngữ: Âm (nguyên âm, phụ âm); các thanh (ngang, huyền, hỏi, ngã, nặng); các tiếng; các từ, các ngữ...
- Các quy tắc chung, phương thức chung: Quy tắc cấu tạo kiểu câu (câu đơn, câu ghép) và phương thức chuyển nghĩa của từ: Nghĩa gốc sang nghĩa bóng
Bài tập 2: Hãy tìm hiểu những dấu ấn cá nhân được biểu hiện qua những phương diện của ngôn ngữ chung sau:
- Cùng một nội dung nhưng tùy vào mỗi người lại có các cách xưng hô khác nhau, cách dùng từ khác nhau (tao - mày, ban - mình, cậu - tớ hay vô - vào, cha - bố,....) ⇒ Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, nghê nghiệp, lối sống, địa phương...
- Cùng một câu nói, chung về hình thức chữ và nghĩa nhưng khi hai người nói câu đó thì ta có thể biết được người nào nói ⇒ Giọng nói cá nhân cũng là một phương diện thể hiện lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân.
- Việc tách những câu thơ thành những câu thơ nhỏ và không theo nguyên tắc chung và phương thức chung nhằm tạo nên cảm xúc như khổ thơ sau:
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ con anh với cỏ
(Chút thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
⇒ Vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
- Việc tách từ, tạo từ, kết hợp từ một cách sáng tạo để tạo nên những nét nghĩa mới nhấn mạnh cảm xúc, ước muốn của nhân vật trữ tình, từ đó bộc lộ khao khát và cá tính rất riêng của tác giả.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
⇒ Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc
1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của xã hội và cộng đồng
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện như:
- Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm, thanh, âm tiết, từ và ngữ cố định)
- Các quy tắc chung (qui tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)
- Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
2. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
- Lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các qui tắc chung.
- Tính riêng trong lời nói được thể hiện qua những phương diện như:
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân
- Việc chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc
- Việc tạo ra từ mới
- Việc vận dung linh hoạt sáng tạo những qui tắc chung, phương thức chung
- Phong cách ngôn ngữ cá nhân thường gắn với các tác giả văn học nổi tiếng.
- Lời nói cá nhân vừa có những biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi, phát triển ngôn ngữ chung.
Ví dụ:
Bài tập 1: Hãy tìm hiểu xem tác giả đã sử dụng những yếu tố ngôn ngữ và những quy tắc ngôn ngữ nào để tạo câu?
"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"
(Tổ Quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
- Các yếu tố chung của ngôn ngữ: Âm (nguyên âm, phụ âm); các thanh (ngang, huyền, hỏi, ngã, nặng); các tiếng; các từ, các ngữ...
- Các quy tắc chung, phương thức chung: Quy tắc cấu tạo kiểu câu (câu đơn, câu ghép) và phương thức chuyển nghĩa của từ: Nghĩa gốc sang nghĩa bóng
Bài tập 2: Hãy tìm hiểu những dấu ấn cá nhân được biểu hiện qua những phương diện của ngôn ngữ chung sau:
- Cùng một nội dung nhưng tùy vào mỗi người lại có các cách xưng hô khác nhau, cách dùng từ khác nhau (tao - mày, ban - mình, cậu - tớ hay vô - vào, cha - bố,....) ⇒ Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, nghê nghiệp, lối sống, địa phương...
- Cùng một câu nói, chung về hình thức chữ và nghĩa nhưng khi hai người nói câu đó thì ta có thể biết được người nào nói ⇒ Giọng nói cá nhân cũng là một phương diện thể hiện lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân.
- Việc tách những câu thơ thành những câu thơ nhỏ và không theo nguyên tắc chung và phương thức chung nhằm tạo nên cảm xúc như khổ thơ sau:
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ con anh với cỏ
(Chút thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
⇒ Vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
- Việc tách từ, tạo từ, kết hợp từ một cách sáng tạo để tạo nên những nét nghĩa mới nhấn mạnh cảm xúc, ước muốn của nhân vật trữ tình, từ đó bộc lộ khao khát và cá tính rất riêng của tác giả.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
⇒ Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc