Phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
a. Tìm hiểu văn bản chính luận
- Thể loại văn bản:
- Văn bản chính luận thuộc nhiều thể loại khác nhau:
- Tuyên ngôn.
- Bình luận thời sự.
- Xã luận.
- Mục đích viết văn bản: mục đích viết văn bản chính luận là để thuyết phục người đọc, người nghe, bằng lí lẽ và lập luận, dựa trên một quan điểm chính trị nhất định.
- Thái độ của người viết văn bản chính luận: trong văn bản chính luận, người viết có thể bày tỏ thái độ khác nhau, tùy theo nội dung của vấn đề được đề cập đến. Tuy nhiên để bảo vệ quan điểm chính trị của mình, thì người viết thường thể hiện thái độ dứt khoát.
- Quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến trong văn bản chính luận:
- Quan điểm được sử dụng trong văn bản chính luận: Dùng lí lẽ và bằng chứng xác thực được nhiều người quan tâm ủng hộ. Lập luận chặt chẽ để không ai chối cãi được.
b. Đặc điểm của ngôn ngữ chính luận
- Ngôn ngữ chính luận dùng trong việc bày tỏ một quan điểm chính trị nào đó: Sự kiện, vấn đề, chủ trương, chính sách, của xã hội và nhà nước, có một số từ ngữ riêng.
- Thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do, chủ nghĩa xã hội,...
c. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Nghị luận là thao tác diễn giải, phân tích, bình luận một vấn đề, một hiện tượng nào đó: thuộc lịch sử, văn chương, khoa học, chính trị, thời sự, xã hội...
- Chính luận là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản, nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái, đoàn thể, những tuyên bố, tuyên ngôn của các nguyên thủ quốc gia, những bài xã luận nêu rõ quan điểm lập trường chính trị,...
d. Phân biệt khái niệm "ngôn ngữ chính luận" và khái niệm "phong cách ngôn ngữ chính luận"
- Ngôn ngữ chính luận là khái niệm để chỉ các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản chính luận có màu sắc và hiệu quả tu từ riêng.
- Phong cách ngôn ngữ chính luận: khái quát những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản chính luận thành một số đặc trưng tiêu biểu:
- Tính bộc lộ công khai quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ của ngôn ngữ trong lập luận.
- Tính thuyết phục truyền cảm trong diễn đạt.
2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Các phương tiện diễn đạt
- Về từ ngữ: Ngoài từ ngữ chung thông thường phong cách ngôn ngữ chính luận còn sử dụng các từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng,...
- Thực dân Pháp: kẻ thù của dân tộc trước khi Nhật đảo chính.
- Một vài đội quân của Pháp: khi người Pháp tỏ ý hợp tác với Việt Minh để chống Nhật.
- Quân Pháp ở Đông Dương:chỉ quân Pháp nói chung.
- Về từ ngữ: Câu trong văn bản chính luận, có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận chặt chẽ.
- Ví dụ:
- Trong bài bình luận: Câu có tính chặt chẽ theo một trật tự: thời gian, địa điểm, sự kiện.
- Câu có tính chặt chẽ trong đoạn: theo thứ tự thời gian khi liệt kê sự kiện, theo trật tự qui nạp, theo thứ tự lôgíc.
- Về biện pháp tu từ:
- Ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ, để làm cho bài viết: sinh động, hấp dẫn, khắc sâu ấn tượng.
- Bài Việt Nam ta đi tới:
- Ẩn dụ: non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới.
- Liệt kê kết hợp điệp ngữ: trong từng ... trong từng...
- Kết hợp câu ngắn + câu dài.
- Để tạo giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, người viết chính luận dùng lối điệp từ, sóng đôi và phối hợp: câu dài dùng khi miêu tả liệt kê, câu ngắn dùng khi khẳng định dứt khoát.
b. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
- Tính công khai về quan điểm chính trị:
- Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
- Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó, chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy...
- Tính truyền cảm, thuyết phục:
- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).
- Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.
1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
a. Tìm hiểu văn bản chính luận
- Thể loại văn bản:
- Văn bản chính luận thuộc nhiều thể loại khác nhau:
- Tuyên ngôn.
- Bình luận thời sự.
- Xã luận.
- Mục đích viết văn bản: mục đích viết văn bản chính luận là để thuyết phục người đọc, người nghe, bằng lí lẽ và lập luận, dựa trên một quan điểm chính trị nhất định.
- Thái độ của người viết văn bản chính luận: trong văn bản chính luận, người viết có thể bày tỏ thái độ khác nhau, tùy theo nội dung của vấn đề được đề cập đến. Tuy nhiên để bảo vệ quan điểm chính trị của mình, thì người viết thường thể hiện thái độ dứt khoát.
- Quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến trong văn bản chính luận:
- Quan điểm được sử dụng trong văn bản chính luận: Dùng lí lẽ và bằng chứng xác thực được nhiều người quan tâm ủng hộ. Lập luận chặt chẽ để không ai chối cãi được.
b. Đặc điểm của ngôn ngữ chính luận
- Ngôn ngữ chính luận dùng trong việc bày tỏ một quan điểm chính trị nào đó: Sự kiện, vấn đề, chủ trương, chính sách, của xã hội và nhà nước, có một số từ ngữ riêng.
- Thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do, chủ nghĩa xã hội,...
c. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Nghị luận là thao tác diễn giải, phân tích, bình luận một vấn đề, một hiện tượng nào đó: thuộc lịch sử, văn chương, khoa học, chính trị, thời sự, xã hội...
- Chính luận là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản, nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái, đoàn thể, những tuyên bố, tuyên ngôn của các nguyên thủ quốc gia, những bài xã luận nêu rõ quan điểm lập trường chính trị,...
d. Phân biệt khái niệm "ngôn ngữ chính luận" và khái niệm "phong cách ngôn ngữ chính luận"
- Ngôn ngữ chính luận là khái niệm để chỉ các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản chính luận có màu sắc và hiệu quả tu từ riêng.
- Phong cách ngôn ngữ chính luận: khái quát những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản chính luận thành một số đặc trưng tiêu biểu:
- Tính bộc lộ công khai quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ của ngôn ngữ trong lập luận.
- Tính thuyết phục truyền cảm trong diễn đạt.
2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Các phương tiện diễn đạt
- Về từ ngữ: Ngoài từ ngữ chung thông thường phong cách ngôn ngữ chính luận còn sử dụng các từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng,...
- Thực dân Pháp: kẻ thù của dân tộc trước khi Nhật đảo chính.
- Một vài đội quân của Pháp: khi người Pháp tỏ ý hợp tác với Việt Minh để chống Nhật.
- Quân Pháp ở Đông Dương:chỉ quân Pháp nói chung.
- Về từ ngữ: Câu trong văn bản chính luận, có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận chặt chẽ.
- Ví dụ:
- Trong bài bình luận: Câu có tính chặt chẽ theo một trật tự: thời gian, địa điểm, sự kiện.
- Câu có tính chặt chẽ trong đoạn: theo thứ tự thời gian khi liệt kê sự kiện, theo trật tự qui nạp, theo thứ tự lôgíc.
- Về biện pháp tu từ:
- Ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ, để làm cho bài viết: sinh động, hấp dẫn, khắc sâu ấn tượng.
- Bài Việt Nam ta đi tới:
- Ẩn dụ: non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới.
- Liệt kê kết hợp điệp ngữ: trong từng ... trong từng...
- Kết hợp câu ngắn + câu dài.
- Để tạo giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, người viết chính luận dùng lối điệp từ, sóng đôi và phối hợp: câu dài dùng khi miêu tả liệt kê, câu ngắn dùng khi khẳng định dứt khoát.
b. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
- Tính công khai về quan điểm chính trị:
- Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
- Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó, chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy...
- Tính truyền cảm, thuyết phục:
- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).
- Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.