Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học


Video bài giảng

1. Phần tiến hoá

a. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

Các học thuyết tiến hoá

- Học thuyết Lamac

  • Nguyên nhân tiến hóa: Do tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
  • Cơ chế tiến hóa: Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều được di truyền, tích lũy qua các thế hệ tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật
  • Hình thành đặc điểm thích nghi: 
    • Mọi sinh vật đều phản ứng giống nhau trước điều kiện môi trường.
    • Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật thích nghi kịp thời nên không có loài nào bị đào thải
  • Hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh
  • Chiều hướng tiến hóa: Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
  • Cống hiến:
    • Chứng minh được sinh vật và cả loài người là sản phẩm của một quá trình biến đổi liên tục, từ đơn giản đến phức tạp → tiến hóa là sự phát triển có kế thừa.
    • Nêu cao vai trò của ngoại cảnh
  • Hạn chế:
    • Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
    • Chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
    • Chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
    • Chưa giản thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.

- Học thuyết Đacuyn

  • Nguyên nhân tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
  • Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
  • Hình thành đặc điểm thích nghi: Là sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống
  • Hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trên quy mô rộng lớn và trong thời gian lịch sử lâu dài theo con đường phân li tính trạng xuất phát từ một nguồn gốc chung
  • Chiều hướng tiến hóa: Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, sinh giới tiến hóa theo ba chiều hướng: Ngày càng đa dạng và phong phú; tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí.
  • Cống hiến:
    • Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là kết quả của quá trình chọn lọc , tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại, kém thích nghi.
    • Chứng minh được sinh giới tuy đa dạng nhưng là kết quả tiến hóa từ một nguồn gốc chung
  • Hạn chế:
    • Chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
    • Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và tác động của chọn lọc tự nhiên

- Thuyết tiến hóa hiện đại

  • Nguyên nhân tiến hóa: Do các nhân tố tiến hóa: bao gồm các nhân tố đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, sự di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
  • Cơ chế tiến hóa: Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn đến hình thành một hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc
  • Hình thành đặc điểm thích nghi: 
    • Chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
    • Quá trình đột biến và giao phối tạo ra nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi
  • Hình thành loài mới: 
    • Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.Có các hình thức hình thành loài bằng các con đường: con đường địa lí, con đường cách li sinh thái, cách li tập tính; lai xa và đa bội hóa…
    • Dù hình thành theo con đường nào thì loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà là xuất hiện một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại và đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
  • Chiều hướng tiến hóa: Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, sinh giới tiến hóa theo ba chiều hướng: Ngày càng đa dạng và phong phú; tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí
  • Cống hiến: Làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
  • Hạn chế:

​b. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất

Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

2. Sinh thái học

Tổng quan về sinh thái học:

Tổng quan về sinh thái học

1. Phần tiến hoá

a. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

Các học thuyết tiến hoá

- Học thuyết Lamac

  • Nguyên nhân tiến hóa: Do tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
  • Cơ chế tiến hóa: Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều được di truyền, tích lũy qua các thế hệ tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật
  • Hình thành đặc điểm thích nghi: 
    • Mọi sinh vật đều phản ứng giống nhau trước điều kiện môi trường.
    • Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật thích nghi kịp thời nên không có loài nào bị đào thải
  • Hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh
  • Chiều hướng tiến hóa: Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
  • Cống hiến:
    • Chứng minh được sinh vật và cả loài người là sản phẩm của một quá trình biến đổi liên tục, từ đơn giản đến phức tạp → tiến hóa là sự phát triển có kế thừa.
    • Nêu cao vai trò của ngoại cảnh
  • Hạn chế:
    • Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
    • Chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
    • Chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
    • Chưa giản thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.

- Học thuyết Đacuyn

  • Nguyên nhân tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
  • Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
  • Hình thành đặc điểm thích nghi: Là sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống
  • Hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên trên quy mô rộng lớn và trong thời gian lịch sử lâu dài theo con đường phân li tính trạng xuất phát từ một nguồn gốc chung
  • Chiều hướng tiến hóa: Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, sinh giới tiến hóa theo ba chiều hướng: Ngày càng đa dạng và phong phú; tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí.
  • Cống hiến:
    • Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là kết quả của quá trình chọn lọc , tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại, kém thích nghi.
    • Chứng minh được sinh giới tuy đa dạng nhưng là kết quả tiến hóa từ một nguồn gốc chung
  • Hạn chế:
    • Chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
    • Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và tác động của chọn lọc tự nhiên

- Thuyết tiến hóa hiện đại

  • Nguyên nhân tiến hóa: Do các nhân tố tiến hóa: bao gồm các nhân tố đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, sự di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
  • Cơ chế tiến hóa: Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn đến hình thành một hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc
  • Hình thành đặc điểm thích nghi: 
    • Chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
    • Quá trình đột biến và giao phối tạo ra nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi
  • Hình thành loài mới: 
    • Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.Có các hình thức hình thành loài bằng các con đường: con đường địa lí, con đường cách li sinh thái, cách li tập tính; lai xa và đa bội hóa…
    • Dù hình thành theo con đường nào thì loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà là xuất hiện một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại và đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
  • Chiều hướng tiến hóa: Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, sinh giới tiến hóa theo ba chiều hướng: Ngày càng đa dạng và phong phú; tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí
  • Cống hiến: Làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
  • Hạn chế:

​b. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất

Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

2. Sinh thái học

Tổng quan về sinh thái học:

Tổng quan về sinh thái học

Bài học tiếp theo


Bài học bổ sung