Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật


1. Khổ giấy

  • Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:

    • A0: 1189 x 841(mm)

    • A1: 841 x 594 (mm)

    • A2: 594 x 420 (mm)

    • A3: 420 x 297 (mm)

    • A4: 297 x 210 (mm)

  • Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất

  • Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

Hình 1. Các khổ giấy chính

  • Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

Hình 2. Khung vẽ và khung tên

2. Tỷ lệ

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

Có 03 loại tỷ lệ:

  • Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
  • Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
  • Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

3. Nét vẽ

3.1. Các loại nét vẽ

  • Nét liền đậm: 

    • A1: đường bao thấy

    • A2: Cạnh thấy

  • Nét liền mảnh: 

    • B1: đường kích thước

    • B2: đường gióng

    • B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt

  • Nét lượn sóng: 

    • C1: đường giới hạn một phần hình cắt

  • Nét đứt mảnh: 

    • F1: đường bao khuất, cạnh khuất

  • Nét gạch chấm mảnh: 

    • G1: đường tâm

    • G2: đường trục đối xứng

Hình 3. Các loại nét vẽ

3.2. Chiều rộng nét vẽ

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

4. Chữ viết

4.1. Khổ chữ

Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm

Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

4.2. Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750

Hình 4. Kiểu chữ

5. Ghi kích thước

Hình 5. Ghi kích thước

5.1. Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.

5.2. Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

5.3. Chữ số kích thước 

Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).

5.4. Ký hiệu: \(\varnothing ,R\)

 

1. Khổ giấy

  • Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:

    • A0: 1189 x 841(mm)

    • A1: 841 x 594 (mm)

    • A2: 594 x 420 (mm)

    • A3: 420 x 297 (mm)

    • A4: 297 x 210 (mm)

  • Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất

  • Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0

Hình 1. Các khổ giấy chính

  • Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

Hình 2. Khung vẽ và khung tên

2. Tỷ lệ

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

Có 03 loại tỷ lệ:

  • Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
  • Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
  • Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

3. Nét vẽ

3.1. Các loại nét vẽ

  • Nét liền đậm: 

    • A1: đường bao thấy

    • A2: Cạnh thấy

  • Nét liền mảnh: 

    • B1: đường kích thước

    • B2: đường gióng

    • B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt

  • Nét lượn sóng: 

    • C1: đường giới hạn một phần hình cắt

  • Nét đứt mảnh: 

    • F1: đường bao khuất, cạnh khuất

  • Nét gạch chấm mảnh: 

    • G1: đường tâm

    • G2: đường trục đối xứng

Hình 3. Các loại nét vẽ

3.2. Chiều rộng nét vẽ

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

4. Chữ viết

4.1. Khổ chữ

Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm

Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

4.2. Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750

Hình 4. Kiểu chữ

5. Ghi kích thước

Hình 5. Ghi kích thước

5.1. Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.

5.2. Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

5.3. Chữ số kích thước 

Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).

5.4. Ký hiệu: \(\varnothing ,R\)

 

Bài học tiếp theo

Bài 2: Hình chiếu vuông góc
Bài 3: Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Bài 4: Mặt cắt và hình cắt
Bài 5: Hình chiếu trục đo
Bài 6: Thực hành biểu diễn vật thể
Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Bài học bổ sung