Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
1. Tóm tắt kiến thức
- Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó
- Mục đích:
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được nói tới.
- Giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức
- Giúp chúng ta trong việc lựa chọn ban bố, giới thiệu cán bộ lãnh đạo
- Nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ
- Yêu cầu:
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt
- văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh
- Cách viết:
- Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần
- Giới thiệu khái quát nhân thân (lịch sử cá nhân): họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán
- Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội: làm gì? ở đâu...
- Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu
- Đánh giá vai trò, tác dụng
- Các bước viết tiểu sử tóm tắt
- Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng...
- Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản
- Kiểm tra, sữa chữa lại văn bản đó viết
Ví dụ:
Đề: Viết tiểu sử tóm tắt của tác gia Nguyễn Trãi
Gợi ý làm bài:
Tiểu sử tóm tắt của tác gia Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai. Quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Cha là Nguyễn Phi Khanh, ông ngoại là Trần Nguyên Đán (quan tể tướng thời Trần).
Thuở thiếu thời gặp nhiều mất mát đau thương: 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh Xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Cuối năm 1427 đầu 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”, hăm hở xây dựng đất nước. Năm 1439 về ở ẩn tại Côn Sơn; 1440, được Lê Thái Tông vời ra giúp việc nước. Năm 1442: oan an Lệ Chi Viên khép ông vào tội “tru di tam tộc” . Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán: “Ức Trai thi tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập”,… và chữ Nôm: “Quốc âm thi tập”; “Dư địa chí”… Qua đó ta thấy được ông vừa lạc một nhà chính luận lỗi lạc, vừa là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người chịu những nỗi oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
1. Tóm tắt kiến thức
- Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó
- Mục đích:
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được nói tới.
- Giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức
- Giúp chúng ta trong việc lựa chọn ban bố, giới thiệu cán bộ lãnh đạo
- Nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ
- Yêu cầu:
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt
- văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh
- Cách viết:
- Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần
- Giới thiệu khái quát nhân thân (lịch sử cá nhân): họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán
- Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội: làm gì? ở đâu...
- Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu
- Đánh giá vai trò, tác dụng
- Các bước viết tiểu sử tóm tắt
- Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng...
- Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản
- Kiểm tra, sữa chữa lại văn bản đó viết
Ví dụ:
Đề: Viết tiểu sử tóm tắt của tác gia Nguyễn Trãi
Gợi ý làm bài:
Tiểu sử tóm tắt của tác gia Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai. Quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Cha là Nguyễn Phi Khanh, ông ngoại là Trần Nguyên Đán (quan tể tướng thời Trần).
Thuở thiếu thời gặp nhiều mất mát đau thương: 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh Xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Cuối năm 1427 đầu 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”, hăm hở xây dựng đất nước. Năm 1439 về ở ẩn tại Côn Sơn; 1440, được Lê Thái Tông vời ra giúp việc nước. Năm 1442: oan an Lệ Chi Viên khép ông vào tội “tru di tam tộc” . Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán: “Ức Trai thi tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập”,… và chữ Nôm: “Quốc âm thi tập”; “Dư địa chí”… Qua đó ta thấy được ông vừa lạc một nhà chính luận lỗi lạc, vừa là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người chịu những nỗi oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.