Bài thơ số 28 - Ta-go


1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Tago

  • Ra-bin-đra-nat Tago ( 1861 - 1941) là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, suốt đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân; góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc
  • Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên đạt giải Nobel về văn học năm 1913 với tập thơ Dâng
  • Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó đặc sắc nhất là số lượng 52 tập thơ.
  • Ngoài tập thơ Dâng, độc giả còn nhớ đến ông với những tập thơ như: Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)
  • Những công trình nghệ thuật mà Ta-go để lại nói lên tài năng và sức sáng tạo vô tận của ông
  • Năm 1961, UNESCO đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

b. Tập thơ Người làm vườn

  • "Người làm vườn" gồm 85 bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan sau tự dịch sang tiếng Anh XB 1914.
  • "Người làm vườn" tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí

c. Tác phẩm: Bài thơ số 28

  • Xuất xứ: Bài thơ số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go được trích từ tập thơ "Người làm vườn"
  • Chủ đề: Thể hiện quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu - đó là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện 

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình

  • Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng → khao khát hoà nhập tâm hồn.
  • Tâm tưởng của con người bao la rộng lớn như biển cả mênh mông.
  • Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ. (Để trần cuộc đời trước mắt em, không che dấu, không giữ lại điều gì. Anh nỗ lực làm tất cả để em hiểu anh, dốc trọn tâm hồn để san lấp khoảng cách. Anh cũng khao khát được hiểu em như thế.) 
  • Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa. Đó là giọng nghịch lý kéo dài cho đến hết bài thơ. Và giải thích bản chất, ý nghĩa của nghịch lí ấy chính là tìm hiểu bản chất cuộc sống, con người và tình yêu.

b. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình

  • Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu:
    • Đời là viên ngọc: Đập nát nó ra
    • Đời là đoá hoa: Xé nhỏ nó ra

→ Viên ngọc đoá hoa là những thứ rất quý giá, anh cũng có thể dâng hiến cho em để làm cho em đẹp hơn.

  • Đời là trái tim: Em là nữ hoàng của Vương quốc → có biết gì về biên giới của nó đâu.

⇒ Nhưng tất cả em cũng đều không biết gì về anh.

⇒ Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày - đến hi sinh - cuối cùng là hoà hợp.

  • Cặp quan hệ từ: Nhưng - nếu - thì: Nhấn mạnh sự hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu. → Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân. Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý - trữ tình Tago.
  • Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu

c. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở

  • Hai câu cuối mang tính chất triết lý sâu sắc.
    • Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới.
    • Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đó là chân lý của Tago.

Tổng kết

  • Nội dung

    • Bài thơ khẳng định mối quan hệ huyền diệu, bí ẩn giữa tình yêu và đời sống con người. Qua đó, tác giả nêu lên quan niệm rất tinh tế về tình yêu: Đó là sự hiểu biết và hòa điệu giữa hai người, luôn hàm chứa nhiều nghịch lí và bí mật, đòi hỏi phải luôn khám phá nhưng chẳng bao giờ hiểu được một cách trọn vẹn.
  • Nghệ thuật

    • Kiểu cấu trúc sóng đôi, thơ giàu chất trí tuệ
    • Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ sinh động, giàu ý nghĩa.

Ví dụ:

Đề: Phân tích bài thơ "Bài thơ số 28" của Ta-go

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

  • Đoạn câu 1-6
    • Mở đầu bài thơ là hình ảnh "đôi mắt" được sử dụng như một hình ảnh so sánh và tượng trưng: "Như trăng kia muốn vào sâu biển cả"
    • Đôi mắt có thể ví như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thẳm của trái tim người, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông, tỏa ánh sáng lung linh. Chính đó là sự biểu hiện nỗi khát khao hoa hợp tâm hồn.
    • Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không giấu em một điều gì Nghịch lí xảy ra: cái mà em biết về anh chỉ là cái bề ngoài, còn tận đáy sâu thẳm của tâm hồn anh, con tim anh, em dễ đâu nắm bắt được.
  • Đoạn câu 7 – 16
    • Những từ nếu, nhưng trong những câu 7, 8 và 9 được sử dụng để khẳng định nguyện ước cao quý của chàng trai là hiến dâng cho người yêu: (Nếu đời anh chỉ là viên ngọc/ Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa)
    • "Viên ngọc", "đóa hoa" là những vật vừa quý giá, vừa đẹp mà tạo hóa ban cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy. Nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em.
    • "Em là nữ hoàng của vương quốc đó": Cái quý giá nhất của chàng trai là một trái tim một vương quốc mà em là nữ hoàng, người làm chủ nó cũng không thể biết được biên giới của nó. Đây chính là khoảng cách không bao giờ vượt qua nổi, một đỉnh cao không bao giờ chinh phục nổi của tình yêu.
    • Những từ nếu, nhưng trong câu 13, 16 và 19 được tiếp tục sử dụng để tiếp tục khẳng định, lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí: trái tim chàng trai có nhũng phút giây lạc thú. Chỉ là khổ đau thì người yêu cũng dễ chia vui bằng nụ cười nhẹ nhõm, cùng cảm thông bằng hạt lệ trong.
  • Đoạn câu 17-21
    • Chàng trai tự biết mình có một trái tim phức tạp hơn nhiều. Trái tim anh lại là tình yêu, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng vừa đau khổ, vừa thiếu thốn, vừa giàu sang.
    • Sự đối lập này mãi mãi tồn tại trong tình yêu, do đó tình yêu đòi hỏi phải thống nhất sự đối lập này như một quy luật. Cho nên chàng trai khẳng định: (Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy./ Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.)

c. Kết bài

  • Trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ
  • Mở rộng liên tưởng bằng suy nghĩ cá nhân

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Tago

  • Ra-bin-đra-nat Tago ( 1861 - 1941) là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, suốt đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân; góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc
  • Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên đạt giải Nobel về văn học năm 1913 với tập thơ Dâng
  • Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó đặc sắc nhất là số lượng 52 tập thơ.
  • Ngoài tập thơ Dâng, độc giả còn nhớ đến ông với những tập thơ như: Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)
  • Những công trình nghệ thuật mà Ta-go để lại nói lên tài năng và sức sáng tạo vô tận của ông
  • Năm 1961, UNESCO đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

b. Tập thơ Người làm vườn

  • "Người làm vườn" gồm 85 bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan sau tự dịch sang tiếng Anh XB 1914.
  • "Người làm vườn" tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí

c. Tác phẩm: Bài thơ số 28

  • Xuất xứ: Bài thơ số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go được trích từ tập thơ "Người làm vườn"
  • Chủ đề: Thể hiện quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu - đó là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện 

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình

  • Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng → khao khát hoà nhập tâm hồn.
  • Tâm tưởng của con người bao la rộng lớn như biển cả mênh mông.
  • Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ. (Để trần cuộc đời trước mắt em, không che dấu, không giữ lại điều gì. Anh nỗ lực làm tất cả để em hiểu anh, dốc trọn tâm hồn để san lấp khoảng cách. Anh cũng khao khát được hiểu em như thế.) 
  • Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa. Đó là giọng nghịch lý kéo dài cho đến hết bài thơ. Và giải thích bản chất, ý nghĩa của nghịch lí ấy chính là tìm hiểu bản chất cuộc sống, con người và tình yêu.

b. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình

  • Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu:
    • Đời là viên ngọc: Đập nát nó ra
    • Đời là đoá hoa: Xé nhỏ nó ra

→ Viên ngọc đoá hoa là những thứ rất quý giá, anh cũng có thể dâng hiến cho em để làm cho em đẹp hơn.

  • Đời là trái tim: Em là nữ hoàng của Vương quốc → có biết gì về biên giới của nó đâu.

⇒ Nhưng tất cả em cũng đều không biết gì về anh.

⇒ Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày - đến hi sinh - cuối cùng là hoà hợp.

  • Cặp quan hệ từ: Nhưng - nếu - thì: Nhấn mạnh sự hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu. → Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân. Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý - trữ tình Tago.
  • Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu

c. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở

  • Hai câu cuối mang tính chất triết lý sâu sắc.
    • Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới.
    • Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đó là chân lý của Tago.

Tổng kết

  • Nội dung

    • Bài thơ khẳng định mối quan hệ huyền diệu, bí ẩn giữa tình yêu và đời sống con người. Qua đó, tác giả nêu lên quan niệm rất tinh tế về tình yêu: Đó là sự hiểu biết và hòa điệu giữa hai người, luôn hàm chứa nhiều nghịch lí và bí mật, đòi hỏi phải luôn khám phá nhưng chẳng bao giờ hiểu được một cách trọn vẹn.
  • Nghệ thuật

    • Kiểu cấu trúc sóng đôi, thơ giàu chất trí tuệ
    • Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ sinh động, giàu ý nghĩa.

Ví dụ:

Đề: Phân tích bài thơ "Bài thơ số 28" của Ta-go

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

  • Đoạn câu 1-6
    • Mở đầu bài thơ là hình ảnh "đôi mắt" được sử dụng như một hình ảnh so sánh và tượng trưng: "Như trăng kia muốn vào sâu biển cả"
    • Đôi mắt có thể ví như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thẳm của trái tim người, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông, tỏa ánh sáng lung linh. Chính đó là sự biểu hiện nỗi khát khao hoa hợp tâm hồn.
    • Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không giấu em một điều gì Nghịch lí xảy ra: cái mà em biết về anh chỉ là cái bề ngoài, còn tận đáy sâu thẳm của tâm hồn anh, con tim anh, em dễ đâu nắm bắt được.
  • Đoạn câu 7 – 16
    • Những từ nếu, nhưng trong những câu 7, 8 và 9 được sử dụng để khẳng định nguyện ước cao quý của chàng trai là hiến dâng cho người yêu: (Nếu đời anh chỉ là viên ngọc/ Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa)
    • "Viên ngọc", "đóa hoa" là những vật vừa quý giá, vừa đẹp mà tạo hóa ban cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy. Nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em.
    • "Em là nữ hoàng của vương quốc đó": Cái quý giá nhất của chàng trai là một trái tim một vương quốc mà em là nữ hoàng, người làm chủ nó cũng không thể biết được biên giới của nó. Đây chính là khoảng cách không bao giờ vượt qua nổi, một đỉnh cao không bao giờ chinh phục nổi của tình yêu.
    • Những từ nếu, nhưng trong câu 13, 16 và 19 được tiếp tục sử dụng để tiếp tục khẳng định, lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí: trái tim chàng trai có nhũng phút giây lạc thú. Chỉ là khổ đau thì người yêu cũng dễ chia vui bằng nụ cười nhẹ nhõm, cùng cảm thông bằng hạt lệ trong.
  • Đoạn câu 17-21
    • Chàng trai tự biết mình có một trái tim phức tạp hơn nhiều. Trái tim anh lại là tình yêu, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng vừa đau khổ, vừa thiếu thốn, vừa giàu sang.
    • Sự đối lập này mãi mãi tồn tại trong tình yêu, do đó tình yêu đòi hỏi phải thống nhất sự đối lập này như một quy luật. Cho nên chàng trai khẳng định: (Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy./ Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.)

c. Kết bài

  • Trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ
  • Mở rộng liên tưởng bằng suy nghĩ cá nhân

Bài học bổ sung