Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm


1. Công nghiệp năng lượng

Công nghiệp năng lương bao gồm 2 phân ngành: Khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu.

Sản lượng khai thác liên tục tăng và đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005).

Công nghiệp khai thác than: 

  • Trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, trong đó: 
    • Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn
    • Than nâu với trữ lượng vài chục tỉ tấn ở Đồng bằng sông Hồng
    • Than bùn có ở nhiều nơi, tập trung ở đồng bằng song Cửu Long

Công nghiệp khai thác dầu khí:

  • Trữ lượng: Vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
  • Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa, lớn là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
  • Tình hình sản xuất: 
    • Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 18,5 triệu tấn (năm 2005)
    • Xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn trên năm.
    • Khí tự nhiên cũng được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn
    • Là nguyên liệu sản xuất điện, đạm (Phú Mỹ, Cà Mau)

b. Công nghiệp điện lực.

- Khái quát chung:

  • Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
  • Sản lượng điện tăng rất nhanh
  • Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
    • Giai đoạn 1991 – 1996: Thủy điện chiếm hơn 70%.
    • Đến năm 2005: Nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
    • Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kV từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP. HCM), dài 1488 km.

- Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện:

  • Thủy điện:
    • Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
    • Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (sông Đà, 1900 MW), Yaly (sông Xê-Xan, 720 MW), Trị An (sông Đồng Nai, 400 MW)...
    • Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Tuyên Quang (sông Gâm, 313 MW), Sơn La (sông Đà, 2400 MW), Bản Mai (sông Cả, 480 MW)...
  • Nhiệt điện:
    • Các nhà máy ở Miền Bắc thường chạy bằng than chủ yếu là các mỏ từ Quảng Ninh.
    • Các nhà máy ở miền Nam và miền Trung chạy bằng dầu nhập nội.
    • Sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuôc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
    • Các nhà máy chạy bằng than: Phả Lại I (Hải Dương, 440 MW), Phả Lại II (600 MW),  Uông Bí (Quảng Ninh, 150 MW)...
    • Chạy bằng khí đốt có nhà máy: Phú Mĩ I (Bà Rịa-Vũng Tàu, 1090 MW),  Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu, 328 MW), Cà Mau 1 và 2 (1500 MW)…
    • Chạy bằng dầu có các nhà máy: Hiệp Phước (TP. HCM, 375 MW),  Thủ Đức (TP. HCM, 165 MW).

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  • Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
    • Chế biến sản phẩm trồng trọt.
    • Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
    • Chế biến thủy, hải sản.
  • Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
  • Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
  • Việc phân bố công nghiệp ngành này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính chất nguyên liệu của từng vùng.

1. Công nghiệp năng lượng

Công nghiệp năng lương bao gồm 2 phân ngành: Khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu.

Sản lượng khai thác liên tục tăng và đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005).

Công nghiệp khai thác than: 

  • Trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, trong đó: 
    • Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn
    • Than nâu với trữ lượng vài chục tỉ tấn ở Đồng bằng sông Hồng
    • Than bùn có ở nhiều nơi, tập trung ở đồng bằng song Cửu Long

Công nghiệp khai thác dầu khí:

  • Trữ lượng: Vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
  • Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa, lớn là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
  • Tình hình sản xuất: 
    • Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 18,5 triệu tấn (năm 2005)
    • Xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn trên năm.
    • Khí tự nhiên cũng được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn
    • Là nguyên liệu sản xuất điện, đạm (Phú Mỹ, Cà Mau)

b. Công nghiệp điện lực.

- Khái quát chung:

  • Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
  • Sản lượng điện tăng rất nhanh
  • Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
    • Giai đoạn 1991 – 1996: Thủy điện chiếm hơn 70%.
    • Đến năm 2005: Nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
    • Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kV từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP. HCM), dài 1488 km.

- Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện:

  • Thủy điện:
    • Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
    • Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (sông Đà, 1900 MW), Yaly (sông Xê-Xan, 720 MW), Trị An (sông Đồng Nai, 400 MW)...
    • Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Tuyên Quang (sông Gâm, 313 MW), Sơn La (sông Đà, 2400 MW), Bản Mai (sông Cả, 480 MW)...
  • Nhiệt điện:
    • Các nhà máy ở Miền Bắc thường chạy bằng than chủ yếu là các mỏ từ Quảng Ninh.
    • Các nhà máy ở miền Nam và miền Trung chạy bằng dầu nhập nội.
    • Sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuôc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
    • Các nhà máy chạy bằng than: Phả Lại I (Hải Dương, 440 MW), Phả Lại II (600 MW),  Uông Bí (Quảng Ninh, 150 MW)...
    • Chạy bằng khí đốt có nhà máy: Phú Mĩ I (Bà Rịa-Vũng Tàu, 1090 MW),  Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu, 328 MW), Cà Mau 1 và 2 (1500 MW)…
    • Chạy bằng dầu có các nhà máy: Hiệp Phước (TP. HCM, 375 MW),  Thủ Đức (TP. HCM, 165 MW).

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  • Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
    • Chế biến sản phẩm trồng trọt.
    • Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
    • Chế biến thủy, hải sản.
  • Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
  • Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
  • Việc phân bố công nghiệp ngành này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính chất nguyên liệu của từng vùng.

Bài học tiếp theo

Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 29: Thực hành - Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Bài học bổ sung