Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
1. Ngành thủy sản
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên:
- Nước ta có bờ biển dài 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
- Nguồn thủy sản khá phong phú: Tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm,... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …
- Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm): Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế.
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
- Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản, đang có tác động tích cực tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển mạnh hơn.
Khó khăn:
- Bão, gió mùa đông bắc.
- Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
- Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu.
- Việc chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Việc đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp việc dùng chất nổ, xung điện…làm suy giảm mạnh nguồn hải sản.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung.
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
- Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải Nan Trung Bộ và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản.
- Có bước phát triển đột phá: Sản lượng năm 2005 đạt gần 3,5 triệu tấn.
- Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
- Khai thác thuỷ sản:
- Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, trong đó cá biển là 1367 nghìn tấn.
- Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.
- Nuôi trồng thủy sản:
- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.
- Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
- Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang.
- Nuôi cá nước ngọt:
- Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
- Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 nghìn tấn (năm 2005)
3. Ngành lâm nghiệp
a. Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
- Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
-> Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
b. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều.
- Rừng nước ta chia thành 3 loại (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất).
- Rừng phòng hộ: Gần 7 triệu ha, có tác dụng điều hòa nước sông, chống lũ, xói mòn, chắn cát bay, chắn sóng.
- Rừng đặc dụng, đó là các vường quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể... bảo tồn thiên nhiên, văn hóa - lịch sử - môi trường, dự trữ sinh quyển.
- Rừng sản xuất: Khoảng 5,4 triệu ha, tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp
4. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: Lâm sinh, khai thác, chế biến và lâm sản.
- Về trồng rừng:
- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa …, rừng phòng hộ.
- Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200.000 ha rừng tập trung.
- Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, nhất là ở Tây Nguyên.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
- Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ: Gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển: Nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
1. Ngành thủy sản
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên:
- Nước ta có bờ biển dài 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
- Nguồn thủy sản khá phong phú: Tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm,... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …
- Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm): Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế.
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
- Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản, đang có tác động tích cực tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển mạnh hơn.
Khó khăn:
- Bão, gió mùa đông bắc.
- Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
- Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu.
- Việc chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Việc đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp việc dùng chất nổ, xung điện…làm suy giảm mạnh nguồn hải sản.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung.
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
- Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải Nan Trung Bộ và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản.
- Có bước phát triển đột phá: Sản lượng năm 2005 đạt gần 3,5 triệu tấn.
- Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
- Khai thác thuỷ sản:
- Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, trong đó cá biển là 1367 nghìn tấn.
- Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.
- Nuôi trồng thủy sản:
- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.
- Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
- Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang.
- Nuôi cá nước ngọt:
- Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
- Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 nghìn tấn (năm 2005)
3. Ngành lâm nghiệp
a. Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
- Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
-> Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
b. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều.
- Rừng nước ta chia thành 3 loại (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất).
- Rừng phòng hộ: Gần 7 triệu ha, có tác dụng điều hòa nước sông, chống lũ, xói mòn, chắn cát bay, chắn sóng.
- Rừng đặc dụng, đó là các vường quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể... bảo tồn thiên nhiên, văn hóa - lịch sử - môi trường, dự trữ sinh quyển.
- Rừng sản xuất: Khoảng 5,4 triệu ha, tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp
4. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: Lâm sinh, khai thác, chế biến và lâm sản.
- Về trồng rừng:
- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa …, rừng phòng hộ.
- Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200.000 ha rừng tập trung.
- Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, nhất là ở Tây Nguyên.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
- Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ: Gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển: Nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.