Thao tác lập luận so sánh


1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

(Ngữ liệu SGK trang 79)

Câu 1: Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh

  • Đối tượng được so sánh: bài Văn Chiêu hồn
  • Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều

Câu 2: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

  • Điểm giống: Đều nói về lòng yêu người
  • Điểm khác: 
    • Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc chỉ nói về một hạng người, một lớp người. (người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa, người cung nữ bị nhà vua lạnh nhạt)
    • Truyện Kiều nói đến một xã hội (từ tài tử giai nhân đến bọn lưu manh gian ác, từ quan võ đến quan văn, từ đại thần đến thư lại, lính tráng, từ người dân thường đến thầy tu thầy cúng,...)
    • Đến văn Chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh), ta thấy cả loài người lúc sống và lúc chết

Câu 3: Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích

  • Mục đích so sánh trong đoạn trích: Thấy rõ nét đặc sắc của bài văn chiêu hồn

Câu 4: Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

  • Mục đích của thao tác so sánh: Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục

2. Cách so sánh

Câu 1: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm"soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm nào?

  • Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm"soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm của hai loại người:
    • Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cải cách những thủ tục, thì đời sống nhân dân sẽ được nâng cao
    • Loại người hoài cổ. Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch ngày xưa, thì đời sống người nông dân sẽ được cải thiện

Câu 2: Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên là gì?

  • Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên:
    • Sự phát triển tính cách của nhân vật trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố
    • Những tác phẩm viết về đề tài nông dân, nông thôn trước cách mạng tháng Tám

Câu 3: Mục đích của sự so sánh đó?

  •  Mục đích:
    • Quan điểm của Ngô Tất Tố là đúng đắn, tiến bộ
    • Quan điểm soi đường khác là ảo tưởng.

Câu 4: Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu để làm rõ những điểm sau:

  • Đối tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
  • So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng
  • Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng,... được chính xác, sâu sắc hơn.

Gợi ý:

  • Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó các mặt khác của tác phẩm như đa dạng phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn thì tác giả không đề cập tới.

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

(Ngữ liệu SGK trang 79)

Câu 1: Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh

  • Đối tượng được so sánh: bài Văn Chiêu hồn
  • Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều

Câu 2: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

  • Điểm giống: Đều nói về lòng yêu người
  • Điểm khác: 
    • Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc chỉ nói về một hạng người, một lớp người. (người phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa, người cung nữ bị nhà vua lạnh nhạt)
    • Truyện Kiều nói đến một xã hội (từ tài tử giai nhân đến bọn lưu manh gian ác, từ quan võ đến quan văn, từ đại thần đến thư lại, lính tráng, từ người dân thường đến thầy tu thầy cúng,...)
    • Đến văn Chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh), ta thấy cả loài người lúc sống và lúc chết

Câu 3: Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích

  • Mục đích so sánh trong đoạn trích: Thấy rõ nét đặc sắc của bài văn chiêu hồn

Câu 4: Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

  • Mục đích của thao tác so sánh: Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục

2. Cách so sánh

Câu 1: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm"soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm nào?

  • Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm"soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm của hai loại người:
    • Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cải cách những thủ tục, thì đời sống nhân dân sẽ được nâng cao
    • Loại người hoài cổ. Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch ngày xưa, thì đời sống người nông dân sẽ được cải thiện

Câu 2: Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên là gì?

  • Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên:
    • Sự phát triển tính cách của nhân vật trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố
    • Những tác phẩm viết về đề tài nông dân, nông thôn trước cách mạng tháng Tám

Câu 3: Mục đích của sự so sánh đó?

  •  Mục đích:
    • Quan điểm của Ngô Tất Tố là đúng đắn, tiến bộ
    • Quan điểm soi đường khác là ảo tưởng.

Câu 4: Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu để làm rõ những điểm sau:

  • Đối tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
  • So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng
  • Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng,... được chính xác, sâu sắc hơn.

Gợi ý:

  • Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó các mặt khác của tác phẩm như đa dạng phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn thì tác giả không đề cập tới.

Bài học tiếp theo


Bài học bổ sung