Bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom


Video bài giảng

1. Nội dung ôn tập

a. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

                       Trắng xanh

c. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7

6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+K2SO4 +Cr2(SO4)3 +7H2O

d. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑+ 2H2O

2. Kĩ năng thí nghiệm

- Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.

- Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.

- Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.

- Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.

- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp  hoá chất.

- Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.

3. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra bọt khí thoát ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

- Giải thích: Do xảy ra phản ứng  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑. Khí không màu thoát ra là khí Hidro.

- Lưu ý: 

+ Khi gần kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng do một phần Fe2+ bị oxi hoá trong không khí thành Fe3+

+ Cách bảo quản muối sắt(II) không bị oxi hoá là cho vào dung dịch muối sắt(II) một ít bột sắt: Fe +  2Fe3+  →  3Fe2+

4. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh, để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.

- Giải thích: 

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

                       Trắng xanh

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Trắng xanh                       Nâu đỏ

5. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: Màu da cam của dung dịch K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm, đồng thời dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng nhạt

- Giải thích:  6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+K2SO4 +Cr2(SO4)3 +7H2O

6. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: 

+ Bọt khí không màu thoát ra không màu, có mùi hắc. Dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần sang màu xanh. 

+ Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa xanh 

- Giải thích: 

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 (dd màu xanh) + SO2↑  (khí mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 (kết tủa xanh)+ Na2SO4

2NaOH + H2SO4 →Na2SO4  + 2H2O ⇒ Phản ứng xảy ra chậm do nồng độ axit giảm

1. Nội dung ôn tập

a. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

                       Trắng xanh

c. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7

6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+K2SO4 +Cr2(SO4)3 +7H2O

d. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑+ 2H2O

2. Kĩ năng thí nghiệm

- Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.

- Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.

- Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.

- Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.

- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp  hoá chất.

- Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.

3. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra bọt khí thoát ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

- Giải thích: Do xảy ra phản ứng  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑. Khí không màu thoát ra là khí Hidro.

- Lưu ý: 

+ Khi gần kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng do một phần Fe2+ bị oxi hoá trong không khí thành Fe3+

+ Cách bảo quản muối sắt(II) không bị oxi hoá là cho vào dung dịch muối sắt(II) một ít bột sắt: Fe +  2Fe3+  →  3Fe2+

4. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh, để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.

- Giải thích: 

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

                       Trắng xanh

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Trắng xanh                       Nâu đỏ

5. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: Màu da cam của dung dịch K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm, đồng thời dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng nhạt

- Giải thích:  6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+K2SO4 +Cr2(SO4)3 +7H2O

6. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng

a. Cách tiến hành

Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng diễn ra trong đoạn video sau:

b. Hiện tượng - Giải thích

- Hiện tượng: 

+ Bọt khí không màu thoát ra không màu, có mùi hắc. Dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần sang màu xanh. 

+ Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa xanh 

- Giải thích: 

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 (dd màu xanh) + SO2↑  (khí mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 (kết tủa xanh)+ Na2SO4

2NaOH + H2SO4 →Na2SO4  + 2H2O ⇒ Phản ứng xảy ra chậm do nồng độ axit giảm

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung