Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha
1. Công dụng mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
1.1. Khái niệm
-
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch điện tử có chức năng thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng cách thay đổi điện áp vào động cơ hoặc thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ.
-
Động cơ điện xoay chiều một pha (Động cơ 1 pha) được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và đời sống: Máy bơm nước, quạt điện …
-
Khi sử dụng loại động cơ này phải điều khiển nhiều chế độ như: Điều khiển tốc độ, mở máy, đảo chiều, hãm …
1.2. Các phương pháp thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
-
Để điều khiển tốc độ động cơ 1 pha có thể sử dụng các phương pháp sau:
-
Thay đổi số vòng dây của stato.
-
Điều khiển đưa điện áp vào động cơ.
-
Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ
-
2. Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ một pha:
2.1. Sơ đồ khối
Hình 15.1. Sơ đồ khối mạch điện tử điều khiển độn cơ một pha
2.2. Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha:
-
Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp (Hình 15-1a). Tốc độ được điều khiển bằng mạch điện tử thay đổi trị số điện áp đặt vào động cơ.
-
Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ (Hình 15-1b).
-
Mạch điều khiển có nhiệm vụ điều khiển tàn số f1 và điện áp U1 thành tần số điện áp f2 và điện áp U2 đưa vào động cơ.
-
3. Một số mạch điều khiển động cơ một pha:
3.1. Một số mạch điều khiển động cơ một pha:
Điều khiển động cơ 1 pha bằng Triac
3.2. Nguyên lý hoạt động:
a. Chức năng của các linh kiện:
-
T- Triac điều khiển điện áp trên quạt.
-
VR- Biến trở để điều chỉnh khoảng thời gian dẫn của triac.
-
R- Điện trở hạn chế.
-
Da- Điac - Định ngưỡng điện áp để Triac dẫn.
-
C- Tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông điac.
b. Nguyên lý điều khiển:
-
Điện áp và tốc độ của quạt có thể được điều khiển bằng cách điều chỉnh biến trở VR trên hình 15-2a.
-
Tuy nhiên sơ đồ điều khiển này không triệt để, vì ở vùng điện áp nhỏ khi triac dẫn ít rất khó điều khiển.
-
Sơ đồ hình 15-2b có chất lượng điều khiển tốt hơn. Tốc độ quay của quạt có thể điều khiển cũng bằng biến trở VR.
-
Khi điều chỉnh trị số VR ta chỉnh việc nạp tụ C lúc đó điều chỉnh được thời điểm thời điểm mở thông Điac và thời điểm Triac dẫn.
-
Như vậy Triac được mở thông khi điện áp trên tụ đạt điểm dẫn thông Điac.
-
Kết quả là muốn tăng tốc độ của quạt ta cần giảm điện trở của VR để tụ nạp nhanh hơn, Triac dẫn sớm hơn điện áp ra sớm hơn.
-
Ngược lại điện trở của VR càng lớn tụ nạp càng chậm Triac mở càng chậm lại điện áp và tốc độ quạt nhỏ xuống
3.3. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
-
Mạch điều khiển trên đây có ưu điểm:
-
Có thể điều khiển liên tục tốc độ quạt
-
Có thể sử dụng cho các loại tải khác như điều khiển độ sáng của đèn sợi đốt, điều khiển bếp điện rất có hiệu quả.
-
Kích thước mạch điều khiển nhỏ, gọn.
-
b. Nhược điểm:
-
Nếu chất lượng Triac, Điac không tốt thì ở vùng tốc độ thấp quạt sẽ xuất hiện tiếng ù do thành phần một chiều của dòng điện.
Bài 1:
Hãy cho biết thiết bị điện nào sau đây sử dụng động cơ 1 pha có điều chỉnh tốc độ:
A. Máy bơm nước
B. Quạt trần
C. Quạt điện
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án D
-
Cả 3 đáp án trên
Bài 2:
Để điều chỉnh tốc độ động cơ 1 pha hiện nay sử dụng các phương pháp nào?
A. Điều khiển bằng cách thay đổi điện áp
B. Điều khiển bằng cách thay đổi tần số
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án C
-
Cả 2 đều đúng
1. Công dụng mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
1.1. Khái niệm
-
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch điện tử có chức năng thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng cách thay đổi điện áp vào động cơ hoặc thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ.
-
Động cơ điện xoay chiều một pha (Động cơ 1 pha) được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và đời sống: Máy bơm nước, quạt điện …
-
Khi sử dụng loại động cơ này phải điều khiển nhiều chế độ như: Điều khiển tốc độ, mở máy, đảo chiều, hãm …
1.2. Các phương pháp thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
-
Để điều khiển tốc độ động cơ 1 pha có thể sử dụng các phương pháp sau:
-
Thay đổi số vòng dây của stato.
-
Điều khiển đưa điện áp vào động cơ.
-
Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ
-
2. Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ một pha:
2.1. Sơ đồ khối
Hình 15.1. Sơ đồ khối mạch điện tử điều khiển độn cơ một pha
2.2. Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha:
-
Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp (Hình 15-1a). Tốc độ được điều khiển bằng mạch điện tử thay đổi trị số điện áp đặt vào động cơ.
-
Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ (Hình 15-1b).
-
Mạch điều khiển có nhiệm vụ điều khiển tàn số f1 và điện áp U1 thành tần số điện áp f2 và điện áp U2 đưa vào động cơ.
-
3. Một số mạch điều khiển động cơ một pha:
3.1. Một số mạch điều khiển động cơ một pha:
Điều khiển động cơ 1 pha bằng Triac
3.2. Nguyên lý hoạt động:
a. Chức năng của các linh kiện:
-
T- Triac điều khiển điện áp trên quạt.
-
VR- Biến trở để điều chỉnh khoảng thời gian dẫn của triac.
-
R- Điện trở hạn chế.
-
Da- Điac - Định ngưỡng điện áp để Triac dẫn.
-
C- Tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông điac.
b. Nguyên lý điều khiển:
-
Điện áp và tốc độ của quạt có thể được điều khiển bằng cách điều chỉnh biến trở VR trên hình 15-2a.
-
Tuy nhiên sơ đồ điều khiển này không triệt để, vì ở vùng điện áp nhỏ khi triac dẫn ít rất khó điều khiển.
-
Sơ đồ hình 15-2b có chất lượng điều khiển tốt hơn. Tốc độ quay của quạt có thể điều khiển cũng bằng biến trở VR.
-
Khi điều chỉnh trị số VR ta chỉnh việc nạp tụ C lúc đó điều chỉnh được thời điểm thời điểm mở thông Điac và thời điểm Triac dẫn.
-
Như vậy Triac được mở thông khi điện áp trên tụ đạt điểm dẫn thông Điac.
-
Kết quả là muốn tăng tốc độ của quạt ta cần giảm điện trở của VR để tụ nạp nhanh hơn, Triac dẫn sớm hơn điện áp ra sớm hơn.
-
Ngược lại điện trở của VR càng lớn tụ nạp càng chậm Triac mở càng chậm lại điện áp và tốc độ quạt nhỏ xuống
3.3. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
-
Mạch điều khiển trên đây có ưu điểm:
-
Có thể điều khiển liên tục tốc độ quạt
-
Có thể sử dụng cho các loại tải khác như điều khiển độ sáng của đèn sợi đốt, điều khiển bếp điện rất có hiệu quả.
-
Kích thước mạch điều khiển nhỏ, gọn.
-
b. Nhược điểm:
-
Nếu chất lượng Triac, Điac không tốt thì ở vùng tốc độ thấp quạt sẽ xuất hiện tiếng ù do thành phần một chiều của dòng điện.
Bài 1:
Hãy cho biết thiết bị điện nào sau đây sử dụng động cơ 1 pha có điều chỉnh tốc độ:
A. Máy bơm nước
B. Quạt trần
C. Quạt điện
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án D
-
Cả 3 đáp án trên
Bài 2:
Để điều chỉnh tốc độ động cơ 1 pha hiện nay sử dụng các phương pháp nào?
A. Điều khiển bằng cách thay đổi điện áp
B. Điều khiển bằng cách thay đổi tần số
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án C
-
Cả 2 đều đúng